DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Hệ thuộc luật lựa chọn” trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Hệ thuộc luật lựa chọn là gì?

Hệ thuộc luật lựa chọn được hiểu là: các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (YTNN) được lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ giữa họ thì luật do các bên lựa chọn sẽ được áp dụng.

Trong đó, Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

“Hệ thuộc luật lựa chọn” trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 thì pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ dân sự có YTNN được lựa chọn pháp luật áp dụng trong phạm vi các quan hệ:

- Thứ nhấtQuan hệ Hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thì: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Lưu ý: Ngoại lệ của quyền thỏa thuận luật chọn luật: sẽ không được áp dụng lựa chọn luật đối với các trường hợp sau:

 + TH1:Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

 + TH2: Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

 + TH3: Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

- Thứ hai: Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Theo Điều 687 BLDS 2015 thì: Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

Lưu ý: Tồn tại ngoại lệ các bên sẽ không được lựa chọn luật áp dụng đó là: Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.

- Thứ ba: Thực hiện công việc không theo ủy quyền:

Theo Điều 686 BLDS 2015: Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền.

- Thứ tưQuyền sử hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển:

Theo khoản 2 Điều 678 BLDS 2015: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều kiện chọn luật

Mặc dù pháp luật thừa nhận quyền được chọn luật áp dụng của các bên trong quan hệ dân sự có YTNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật Việt Nam cũng có các quy định cụ thể về điều kiện để việc chọn luật do các bên lựa chọn có hiệu lực (tức phải lưaj chọn trong khuôn khổ pháp luật cho phép). Pháp luật Việt Nam không có một văn bản pháp luật nào xây dựng một điều khoản riêng về đề chọn luật áp dụng và điều kiện để lựa chọn luật có hiệu lực. Tuy nhiên, từ các quy phạm pháp luật khác nhau có có thể nhận biết khái quát việc lựa chọn luật áo dụng của các bên phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Thứ nhất: Phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong việc thỏa thuận chọn luật (nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận),

- Thứ hai: Chỉ được lựa chọn luật những vấn đề khi mà điều ước quốc tế hoặc pháp luật việt nam cho phép lựa chọn (Phạm vi này chính là phần 2 mình đã phân tích ở trên)

- Thứ ba: Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam. (Khoản 1 Điều 670 BLDS 2015).

- Thứ tư: Chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất (tức quy phạm quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các chủ thể), không được lựa chọn luật có quy phạm xung đột (quy phạm xung đột là quy phạm không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa ra dấu hiệu ching để xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ đó). Vì nếu các bên lựa chọn quy phạm xung đột, thì như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa lựa chọn luật ban đầu của các bên.

- Thứ năm: Việc lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật (Lẩn tránh pháp luật là: việc các bên dùng thủ đoạn lẩn tránh khỏi sự chi phối của hệ thống pháp luật lẽ ra được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ bằng cách hướng sự dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật có lợi hơn cho mình).

  •  12687
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…