DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hành vi đầu độc tôm thì pháp luật xử lý thế nào?

Chỉ sau 1 đêm, 30 vạn con tôm của gia đình anh Hạnh (xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) chết trắng hồ. Cơ quan chức năng cho rằng tôm chết nghi bị đầu độc bằng thuốc trừ sâu.

 

Ông Lê Quang Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin báo của gia đình anh Hạnh cơ quan chức năng đã có mặt để làm việc, tìm hiểu nguyên nhân. Địa phương đã cử lực lược giúp gia đình vớt tôm chết lên đưa đi tiêu hủy để tránh ô nhiễm môi trường”.

 

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Phan Văn Thanh cũng cho biết: “Sáng 6/7, Phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà đã về lấy mẫu phân tích. Tuy nhiên số tôm trong hồ đã chết hết. Thông thường, nếu tôm nhiễm dịch bệnh phải sau 1-3 ngày tôm mới chết sạch. Quá trình Phòng về kiểm tra cũng phát hiện trong hồ có một chai thuốc trừ sâu còn dư 1/3 thuốc bên trong. Hiện Công an huyện Lộc Hà đã lấy mẫu phân tích điều tra làm rõ”.

 

Nếu phát hiện người thực hiện hành vi đầu độc tôm của anh Hạnh thì người đó sẽ bị xử lý thế nào?

 

Trường hợp cá của anh Hạnh bị thiệt hại do hành vi đổ thuốc trừ sâu xuống nơi nuôi tôm của anh Hạnh có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy tố về “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” được quy định tại Điều 143, Bộ luật Hình sự.

Theo đó “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Nếu phạm tội có tổ chức; để che giấu tội phạm khác; tái phạm nguy hiểm hoặc số cá bị thiệt hại có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Nếu số tôm bị thiệt hại có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

Nếu số tôm bị thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh việc phải chịu hình phạt, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại cho anh Hạnh.

Ngoài ra, hậu quả không chỉ đơn thuần là thiệt hại tài sản mà còn dẫn tới hậu quả lớn hơn. Ví dụ anh ném thuốc sâu, thuốc độc làm tôm cá người ta chết, nếu có ai ăn phải tôm cá chết bị ngộ độc gây tổn hại sức khỏe, hoặc tử vong thì người thực hiện hành vi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự ở lỗi cố ý gián tiếp.

 

  •  7235
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…