DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hạn ngạch đường từ Lào: phải chăng Nghị định cao hơn Hiệp định ?

Chào mọi người, để bắt đầu bài viết này, trước tiên xin hỏi mọi người 1 câu: nếu 1 quy định pháp luật Việt Nam (nhưng không phải là quy định trong Hiến Pháp) trái với quy định trong Hiệp định song phương/đa phương giữa Việt Nam với nước khác, vậy thì trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng quy định nào ?

Không rõ câu trả lời của mọi người ra sao, nhưng có vẻ như TCHQ sẽ trả lời rằng "đương nhiên là phải áp dụng quy định của Việt Nam".
                                                               ---
Vào đầu năm 2015, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào đã được ký kết, hiệp định này có hiệu lực chính thức từ 3/10/2015.

(Mọi người có thể xem hiệp định này ở link sau: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-bao-38-2015-TB-LPQT-hieu-luc-Hiep-dinh-thuong-mai-song-phuong-giua-Viet-Nam-Lao-288626.aspx )

Hiệp định này có nhiều thỏa thuận về thương mại giữa hai nước, và kèm theo nó là 3 phụ lục:

Phụ lục 1b Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào, được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA khi nhập khẩu vào Việt Nam (1a là nhập từ Việt Nam vào Lào).

Phụ lục 2b Danh mục loại trừ: hàng hóa có xuất xứ từ Lào, không được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào Việt Nam (2a là nhập từ Việt Nam vào Lào).

Phụ lục 3 Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào được hưởng chế độ hạn ngạch thuế quan 0% mỗi năm khi nhập khẩu vào Việt Nam.


Tạm thời không nói đến phụ lục 2b (vì không liên quan trong câu chuyện này), trong phụ lục 1b có 1 mặt hàng khá đặc biệt đó là "đường các loại" (nhóm 17.01).

Nói là đặc biệt vì mặt hàng này theo quy định pháp luật Việt Nam (Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Nghị định 122/2016/NĐ-CP); thế nhưng nếu theo Hiệp định và phụ lục này thì mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào vào VN sẽ được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu mà không bị giới hạn bởi hạn ngạch; bởi lẽ theo tên gọi thì hàng hóa trong phụ lục 1b này không có giới hạn hạn ngạch, chỉ hàng hóa trong phụ lục 3 mới bị giới hạn về hạn ngạch.

Căn cứ theo hiệp định này, ngày 1/9/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/2016/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào

Trong Nghị định 124 này thì các quy định về thuế cũng tương tự như Hiệp định (danh mục hàng được hưởng ưu đãi, danh mục hàng hưởng ưu đãi theo hạn ngạch), tức là trong đó mặt hàng đường cũng được hưởng ưu đãi mà không bị khống chế hạn ngạch (không nằm trong nhóm áp dụng hạn ngạch).

Dựa vào những quy định này, đã có 1 DN ở Quảng Nam đi mua và nhập khẩu đường về Việt Nam để sử dụng, và tin tưởng rằng sẽ được ưu đãi thuế (hàng có C/O form S cũng như đáp ứng đủ các quy định khác để hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi).

Thế nhưng rắc rối xảy ra, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi DN này nhập đường về cho rằng "đường là mặt hàng chịu hạn ngạch", do đó vì DN này không được cấp hạn ngạch nên phải nộp thuế theo mức ngoài hạn ngạch (hiện nay là từ 25 - 40%) - thay vì áp dụng theo mức thuế suất ưu đãi là 50% thuế ATIGA (là 2,5%).

Không đồng ý với quyết định trên, DN đã khiếu nại và làm việc nhiều lần với các cơ quan hải quan cũng như các cơ quan chức năng khác nhưng cũng không đưa đến được hướng giải quyết phù hợp, khiến cho lượng hàng phải chờ ở cửa khẩu hơn 1 tháng nay.

Và đến ngày 23/5 vừa qua thì TCHQ đã có một công văn "hỏa tốc" gửi hải quan cửa khẩu (nơi DN này làm thủ tục) và hướng dẫn như sau:
 

Trong khi chờ văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, để tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch 80% (đối với đường thô), 85%, 100% (đối với đường tinh) theo quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Công Thương giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan năm 2017 đối với mặt hàng đường và đáp ứng được các điều kiện về vận chuyển và xuất xứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 124/2016/NĐ-CP thì được xử lý số thuế nộp thừa theo quy định.

( Công văn này là công văn số 3386/TCHQ-TXNK; mọi người có thể tải ở website TCHQ theo link sau: https://www.customs.gov.vn/Lists/VanBanPhapLuat/ViewDetails.aspx?ID=9908 )

Nếu theo nội dung công văn này (phần bôi đen phía trên) thì mặt hàng đường sẽ thuộc diện chịu hạn ngạch - bất kể là nhập khẩu từ Lào hay từ nước nào khác; và rằng chỉ khi DN được cấp hạn ngạch thì mới có thể tính đến chuyện được ưu đãi thuế theo hiệp định của hai nước; dù rằng nếu theo hiệp định - cũng như Nghị định 124/2016/NĐ-CP - thì mặt hàng này không thuộc nhóm áp dụng hạn ngạch.

Khẳng định như TCHQ đưa ra khác gì việc tuyên bố rằng: trên lãnh thổ Việt Nam thì phải áp dụng quy định pháp luật Việt Nam, bất kể các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết ?

Hay cán bộ của TCHQ hồi đó không có học môn "công pháp quốc tế" ?

  •  1956
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…