DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

GIẾT CHẾT MỘT DOANH NGHIỆP THP – HẬU QUẢ VÀ NHỮNG HỆ LỤY XÃ HỘI

 

Mấy ngày nay phương tiện truyền thông, giới luật sư...đưa tin về việc tẩy chay các loại nước uống của Tân Hiệp Phát khi cho rằng Tân Hiệp Phát đã gài bẫy anh Võ Văn Minh để đẩy anh vào tù. Ai cũng cho những việc làm vủa THP là sai trái, đi ngược lại với đạo đức, đặt  lợi ích kinh doanh lên trên hết. Chính vì thế cộng đồng mạng đã phản ứng dữ dội khi bản án tuyên anh Minh với mức án 7 năm tù do hành vi của THP tạo ra.

Vậy việc làm này của THP đúng hay sai dưới góc độ xã hội? Có lẽ câu trả lời rất khó, bởi lẽ việc đúng hay sai của một vấn đề nó nằm ở mức tương đối, khi mà không có một tiêu chí, quy chuẩn nào để đánh giá như trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của cá nhân tôi thì việc Cộng đồng lên tiêng tẩy chay sản phẩm của THP là việc làm sai trái kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội, bởi lẽ các lý do sau:

Thứ nhất: Về vấn đề việc làm

Theo Tổng cục Thống kê và Tổ chức  Lao động thì hiện nay dân số nước ta hơn 90 triệu dân, tỷ lệ người lao động chiếm gần 60 triệu người. Như vậy, với con số khổng lồ của người lao động này đã tạo ra một của cải xã hội là hết sức to lớn. Vậy, những người lao động này làm việc tập trung chủ yếu ở đâu? Câu trả lời quá rõ phải không. Dân số lao động ở nước ta tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn mà điển hình là ở các khu công nghiệp. Chính nơi đây đã tạo việc làm cho người lao động.

Quay trở lại với Công ty THP, hằng năm THP đã tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm hàng triệu người lao động. Nếu giả thiết nếu một ngày THP chết đi họ sẽ làm việc ở đâu?Cuộc sống của họ như thế nào?hệ lụy của xã hội sẽ ra sao? Các  Ta thử đi phân tích một vài khía cạnh nhỏ xem sao.

Khi có không có việc làm thì diễn ra tình trạng thất nghiệp

Đối với cá nhân, thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất của người lao động, đồng thời cắt đứt phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi phí thường ngày như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Do thất nghiệp mà có khi bỗng chốc có người trở thành vô gia cư (bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê). Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động. Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,… Theo các số liệu thống kê, ở Việt Nam trong số những phụ nữ làm nghề mại dâm có đến trên 70% là do không có việc làm, gia đình không có thu nhập, bắt buộc họ phải “ bán thân nuôi miệng”. Nhiều người vì không có việc làm đã sa vào cảnh nghiện ngập và phải bán dần bán mòn tài sản (vốn đã không nhiều).

Như vậy, mọi người thấy thất nghiệp đã kéo theo nhiều hậu quả đáng nguy hiểm cho toàn thể xã hội hơn là các việc làm tẩy chay sản phẩm của THP.

Thứ hai: Về nguồn thuế và tăng trưởng kinh tế

Nếu doanh nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc hàng năm nguồn thuế của doanh nghiệp đổ vào nguồn ngân sách vô cùng to lớn nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp kém phát triển thì Tổng sản phẩm quốc nội  (GDP) thấp – nguồn ngân sách của nhà nước cũng giảm dần. Trong trường hợp này THP cũng vậy, không nằm ngoài vòng xoáy của quy luật trên.

Thứ ba: Về việc cạnh tranh không lành mạnh

Chúng ta đều biết THP đã sai lầm nghiêm trọng chính vì thế phải trả giá cho cơn bão của Cộng đồng mạng đã, đang và sẽ tẩy chay THP. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận một điều Phải chăng có những đối thủ của THP cũng đang ngấm ngầm kêu gọi sự đồng thuận của mọi người để loại trừ thương hiệu gần 20 năm gây dựng của THP. Một câu hỏi đăt ra rằng: “Tại sao một doanh nghiệp Việt Nam hàng năm đóng thuế đều đặn, đem lại nguồn ngân sách cho nhà nước lại bị tẩy chay trong khi đó như hãng Coca, Pepxi là doanh nghiệp nước ngoài làm ăn rất lãi nhưng lại trốn thuế nhà nước. Sao không tẩy chay những hãng này trong khi sản phẩm của họ được báo chí đưa tin cũng đã từng có dị vật trong nước uống. Và tôi nhớ không nhầm tháng 9/2015 anh Nguyễn Tiến N. ở xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) phát hiện giải khát của Coca Cola Việt Nam có dị vật và báo đến nhà sản xuất nhưng bên Nhà sản xuất họ bội tín sau khi đem chai nước có dị vật về trụ sở Công ty và và không bồi thường. Rõ ràng xét ở những khía cạnh góc độ xã hội thì không chỉ THP mà còn nhiều hãng nước uống khác cũng đã sai sót trong quá trình sản xuất và họ đã có những cách thức xử lý khác nhau. Và lợi dụng những sai sót này mà các hãng nước đã không ngại ngần dùng những chiêu thức khác nhau để hạ uy tín của đối thủ. Khi viết những dòng này tôi không cổ súy cho cái sai, cái xấu của Doanh nghiệp nhưng nói đi thì cũng phải nói lại "Sai sót cần được tha thứ trên cơ sở sự cầu thị của Doanh nghiệp". Chính vì thế hi vọng cộng đồng hãy ngừng lại những cú clik, coment, share cho một Doanh nghiệp Việt Nam. Sự trừng phạt đối với THP tính đến thời điểm này là đã quá đủ rồi.

  •  20407
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…