DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giảm kẹt xe bằng cách: Cấm xe "biển số tỉnh" lưu thông tại Sài Gòn

Ngày 28/5, Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.HCM phối hợp với Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Kiểm soát dân nhập cư Tỉnh trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp”.

Tại buổi hội thảo, PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng thành phố đang phát triển nhưng dân tình nhập cư không kiểm soát thì tình trạng kẹt xe càng nhiều . Nên thay vì nói thẳng là hạn chế Dân Tỉnh . Thì nên cấm tạm trú nếu không phải công dân TPHCM. Ông Mai cũng cáo buộc ” Chính dân tỉnh ” khiến TPHCM trong càng xấu đi, đem theo nhiều tệ nạn xã hội đến TPHCM

Đồng quan điểm với ông Mai, chuyên gia Lương Hoài Nam cho biết sự bùng nỗ dân số TPHCM là không thể kiểm soát . Đến lúc phải cấm
– Học xong Đại Học về quê phục vục địa phương .
– Có việc làm ở TPHCM mới được tạm trú
– Khi phỏng vấn phải có giấy mời công ty. Chứ không phải chờ việc rồi cứ ở TPHCM .

Từ trước đến nay thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là thành phố có nhiều dân nhập cư nhất, hơn cả thủ đô Hà Nội, cũng là thành phố phát triển bậc nhất cả nước. Thử hỏi, nếu một ngày nào đó “đuổi” hết tất cả các dân nhập cư về địa phương làm việc thì chuyện gì sẽ xảy ra ở thành phố hưng thịnh nhất cả nước này? Có lẽ, tình trạng kẹt xe cũng biến mất, tệ nạn xã hội cũng giảm đi đáng kể tuy nhiên, cũng chắc chắn một điều rằng thành phố cũng không thể phát triển giống như hiện tại.

Theo nhận xét của PGS.TS Phạm Xuân Mai “Chính dân tỉnh khiến TPHCM trong càng xấu đi, đem theo nhiều tệ nạn xã hội đến TPHCM” điều này không thể phủ nhận, tuy nhiên, bất cứ một xã hội nào cũng có quy luật riêng của nó, chúng ta đang sống trong thế giới tự do, chứ không phải sống trong xã hội lý tưởng nơi mà chỉ có những điều tốt và không cỗ chỗ tồn tại cho điều xấu. Nếu thật sự, tất cả dân tỉnh học đại học xong về quê phục vụ địa phương cũng là lúc thành phố đã đuổi đi chính những nhân tài góp phần phát triển thành phố, đổ đi nguồn chất xám vô tận của chính mình.

Với lối tư duy làm luật theo kiểu này, kiến trúc thượng tầng đi trái với cơ sở hạ tầng, cũng chính là lí do vì sao các quy định pháp luật ở Việt Nam có tuổi thọ thấp, nhanh chóng bị bãi bỏ đến thế.


Nguồn: Zing

  •  3891
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…