DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương pháp hòa giải _ N.H.H _ 8/8/2011

Cách đây hai hôm tôi tham dự một hội thảo về hòa giải trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Sau đây là một số quan điểm tôi muốn chia sẻ và trao đổi. Bài viết này vẫn là bản thảo. Xin mọi người góp ý

1 Hòa giải là gì?

Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Các bên giải quyết tranh chấp tự nguyện tham gia , tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.

Ở Việt Nam chúng ta cần phân biệt được hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.

Hòa giải trong tố tụng là một giai đoạn giải quyết tranh chấp trong thủ tục tố tụng, được quy định bởi pháp luật Việt Nam [ví dụ …]. Một thẩm phán đã được phân công xét xử vụ án sẽ đóng vai trò là bên thứ ba độc lập để giúp các bên tranh chấp tự thỏa thuận cách giải quyết vấn đề mà không cần phán quyết của tòa án . Các thông tin thu được trong giai đoạn này sẽ được sử dụng để giúp hội đồng xét xử đưa ra làm phán quyết. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn việc tham gia hòa giải. Các thỏa thuận của các bên sẽ được ghi nhận trong biên bản hòa giải. Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận các bên hòa giải thành thì các thỏa thuận sẽ có giá trị thực hiện như một bản án hiệu lực.

“Xét xử công khai” là một trong các quy tắc của tố tụng tại Việt Nam. Tuy nhiên quy tắc này không có lợi cho quá trình hòa giải trong tố tụng. Điều này sẽ được làm rõ sau khi ra làm rõ khái niệm hòa giải ngoài tố tụng.

Hòa giải ngoài tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với quá trình tố tụng. Các đặc điểm của hòa giải ngoài tố tụng.

-      - Hòa giải ngoài tố tụng có được thực hiện căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp _ (hòa giải trong tố tụng có căn cứ là pháp luật quy định) _ . Thỏa thuận tham gia hòa giải có thể ở dạng thành văn hoặc bất thành văn.

-      - Bên thứ ba trung lập chỉ hỗ trợ các bên đưa ra thỏa thuận, không có thẩm quyền phán xét _ (khác với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài)

-      - Bảo mật thông tin. Tất cả thông tin các bên đưa ra trong quá trình hòa giải ngoài tố tụng đều được giữ kín.

-      - Thỏa thuận có được sau quá trình hòa giải có giá trị như một hợp đồng.

Một số ưu điểm của hòa giải ngoài tố tụng.

-     - Thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chi phí giải quyết tranh chấp thấp.So vơi thủ tục tố tụng kéo dài vài tháng tới vài năm, thông thường các bên tranh chấp có thể di tới một thỏa thuận có lợi vòng một tuần.

-      - Hòa giải giúp các bên tranh chấp duy trì mối quan hệ.

Do hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tư do thỏa thuận của các bên, nên nội dung thỏa thuận luôn hướng tới lợi ích của tất cả các bên.

-      - Bảo mật thông tin

Các bên tranh chấp có thể  tự do trình bày quan điểm, các căn cứ cho yêu cầu của mình. Các thông tin trong hòa giải ngoài tố tụng  sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình tố tụng.

Các doanh nghiệp có thể bảo vệ được các bí mật trong kinh doanh, sản xuất mà cần được sử dụng khi giải quyết tranh chấp.

  •  25342
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…