DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Giải quyết phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn luôn là đề tài nóng bỏng và phức tạp. Vì nó dính đến kinh tế mà. Để công bằng và đảm bảo đúng quyền lợi cho cả 2 thì hầu hết các vụ ly hôn đều được tòa án xem xét giải quyết do vợ chồng không thỏa thuận được.

Tuy nhiên còn vấn đề phức tạp hơn đó là giải quyết nợ chung của gia đình. Một gánh nặng được gọi là chung đó nếu nó phát sinh trong quá trình vợ chồng cùng chung sống và món vay nợ đó được dùng vào mục đích xây dựng, cải thiện chăm lo cho đời sống gia đình. Lúc này cần thiết phải có một nhân chứng thứ 3 là chủ nợ hoặc đại diện cho chủ nợ để xác minh khoản vay nợ phát sinh.

Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Tại khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở, chăm sóc con cái, kinh doanh chung…), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.

Trong quá trình xem xét giải quyết , Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.

  •  18884
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…