DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đương sự đến trễ, tòa có nên xử tiếp?

 

    Có ý kiến ủng hộ tòa quay lại phần xét hỏi… để đảm bảo sự thật khách quan và quyền lợi của đương sự. Tòa chấp nhận cho họ tham gia phiên xử là không có căn cứ pháp lý và tạo tiền lệ không tốt cho những người tham gia tố tụng trong các vụ án khác.

 

    Ngày 2-11, TAND một huyện ở tỉnh Hậu Giang xét xử vụ bị cáo Trần Vũ Linh phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Sau khi kết thúc phần tranh luận thì anh S. (người liên quan) và chị T. (người làm chứng) mới đến trình giấy triệu tập cho tòa. Trước tình huống này, chủ tọa quyết định quay trở lại phần kiểm tra căn cước; giải thích quyền, nghĩa vụ của người liên quan cũng như của người làm chứng... HĐXX và công tố viên cũng đã hỏi anh S. và chị T. những vấn đề liên quan đến vụ án. Xong phần này, công tố viên trình bày trở lại phần luận tội rồi tranh luận với luật sư bào chữa…

    Coi như xử vắng mặt

    Đã có quan điểm cho rằng tòa không cần thiết phải quay lại làm đầy đủ các thủ tục đối với người làm chứng và người liên quan. Bởi lẽ họ được tòa triệu tập hợp lệ nhưng đã không đến đúng thời gian quy định chứng tỏ họ đã không tôn trọng quyết định triệu tập của tòa; không tôn trọng quyền, lợi ích của mình. Luật cũng không quy định cụ thể khi một (hoặc nhiều người) trong số những người tham gia tố tụng đến dự phiên tòa trễ thì tòa phải quay trở lại các thủ tục nêu trên. Do vậy, khi tòa chưa nghị án thì vẫn tiếp tục xét xử như trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa. Tòa chấp nhận cho họ tham gia phiên xử là không có căn cứ pháp lý và tạo tiền lệ không tốt cho những người tham gia tố tụng trong các vụ án khác.

    Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Trí (Phó Chánh án TAND quận Tân Bình, TP.HCM) phân tích thêm, đương sự đến trễ thì phải nói rõ lý do. Khi đến trễ với lý do không chính đáng thì phiên tòa vẫn tiếp tục và coi như họ vắng mặt vì không tôn trọng tòa án. Trong trường hợp đến trễ vì lý do chính đáng thì phiên tòa vẫn tiếp tục và HĐXX vẫn có thể cho họ tham gia phiên tòa để trình bày quan điểm của mình trong phần tranh luận. Lúc này quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo. Nếu phần tranh luận đã xong mà xét thấy cần phải làm rõ một số vấn đề từ lời khai của người liên quan và người làm chứng thì HĐXX phải vào hội ý để quyết định có quay trở lại phần xét hỏi nữa hay không. Đối với vụ án không có gì phức tạp và lời khai của các bên cũng đã thể hiện trong quá trình điều tra thì không nhất thiết phải quay lại từ đầu.

    Trở lại để bảo đảm quyền lợi…

    Ngược lại, cũng có ý kiến đồng tình với cách xử lý của tòa với lý do nhằm đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của những người tham gia tố tụng.

    Theo luật sư Trần Văn Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM), sự thật khách quan của vụ án thể hiện tại phiên tòa chứ không phải trong hồ sơ. Vì vậy, khi đương sự có mặt theo giấy triệu tập thì tòa nên quay trở lại từ đầu để thể hiện sự khách quan và đảm bảo được quyền lợi của người liên quan, người làm chứng. Tòa cần phải linh động chứ không nên quá máy móc gây cho đương sự một suy nghĩ không tốt dẫn đến khiếu nại, kháng cáo kéo dài. Trong trường hợp này, tòa làm như vậy là đúng vì thể hiện đúng tinh thần khách quan của vụ án.

    Luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) cho biết thêm, mặc dù trước đó người liên quan, người làm chứng đã khai tại cơ quan điều tra nhưng biết đâu tại tòa họ lại khai khác đi thì sao? Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tòa cần phải quay lại thủ tục từ đầu để đảm bảo sự thật khách quan lẫn quyền lợi của những người này.
(Nguồn: http://phapluattp.vn/20111205105534641p1063c1016/duong-su-den-tre-toa-co-nen-xu-tiep.htm)

  •  6032
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…