DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dù bạn là ai thì cũng nên đọc bài viết này!

Nên đọc bài viết này

Chào các bạn, sau một thời gian dài xâu chuỗi các sự kiện, sự việc diễn ra trong những năm gần đây, thấy bứt rứt trong người quá nên buộc phải bộc bạch, thổ lộ. Các bạn coi có đúng không nhé, nếu không phải thì cứ phản biện, chứ đừng có “chọi đá” em nha :(:

Một là, văn bản pháp luật được ban hành không đúng thực tiễn thì bị cho là không chịu lấy ý kiến của Nhân dân. Nhưng đến hồi lấy ý kiến của Nhân dân thì lại không ai dám nêu ý kiến của mình.

Không tin các bạn thử lần mò trong mấy trang web Chính phủ, hay các Bộ như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục hay Bộ Lao động Thương binh Xã hội…xem, hàng ngày các trang web này đều có đăng tải các Dự thảo. Nhưng số ý kiến đóng góp của một cái Dự thảo từ ngày này qua tháng nọ vẫn chỉ là con số 0.

Rồi chưa kể, nhiều cơ quan còn phải tổ chức các Hội thảo, Chuyên đề…gửi Công văn xuống các cơ quan, doanh nghiệp để mời đại diện tham gia góp ý. Công văn xuống rồi không ai dám đi tham gia vì sợ, không dám cho ý kiến, bởi ông bà mình có câu “Đấu tranh thì thành tránh đâu”

=> Làm cơ quan nhà nước cũng khổ thiệt nhỉ? Sao cũng không vừa lòng dân! :(

Hai là, có những quy định cũ rích lắm rồi, cũng có trong văn bản từ mấy đời rồi, văn bản mới được ban hành cũng có quy định đó, nay báo chí lôi ra lại ý kiến om sòm

Để kể cho mấy bạn thử vài vụ nha:

Đầu tiên là cái chuyện xử phạt đèn vàng. Đâu phải chỉ mới có từ khi có Nghị định 46/2016/NĐ-CP đâu, có từ Nghị định 15/2003/NĐ-CP rồi. Có điều qua thời gian, thì mức xử phạt có thay đổi thôi.

Kế đến là cái chuyện trưng dụng xe máy. Cái này cũng đâu phải là mới khi có Thông tư 01/2016/TT-BCA, mà có từ thời Thông tư 65/2012/TT-BCA rồi, thế là khi Thông tư 01 có hiệu lực (ngày 15/02/2016), mấy bác lại la lối om sòm về cái vụ trưng dụng này, nào là CSGT có thể lạm dụng, rồi trường hợp nào là cấp bách..bla bla...

=> Lại thêm một cái khổ cho nhà làm luật =,=!!

Ba là, hở cái là đổ lỗi cho cái thằng đánh máy, trong khi nó là thằng chẳng biết gì, cuối cùng buộc phải viết đơn xin nghỉ việc

Có sai thì nhận sai rồi khắc phục lỗi sai đó, chứ cớ gì bất cứ một cái lỗi nào trong văn bản pháp luật cũng toàn đổ lỗi cho cái thằng đánh máy, trong khi nó là thằng chẳng biết gì, y như thiên lôi, kêu đánh máy gì thì đánh máy cái đó.

Dẫn chứng là cái vụ Công an Lào Cai thông báo 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng, báo chí đăng ầm ầm đến khi xác minh lại thì do lỗi đánh máy, thế thì lỗi đánh máy này nhầm với vụ việc nào thế mấy bác??

Bốn là, “trên bảo dưới không nghe”, ai nói gì thì mặc, ý mình, mình cứ làm

Như cái vụ kinh doanh điện thoại cũ bị đi dọa cho đi tù. Ở trên Thủ tướng ra Nghị quyết buộc phải tháo gỡ các khó khăn cho các nhà đầu tư có ý định khởi nghiệp. Thế nhưng trên bảo thì cứ bảo, ý em thì em cứ làm.

=> Cái này là không được nha, phải thấy cái gì hợp lý, hợp tình và hợp pháp thì làm nhé! Chứ đừng bắt bớ dân đen không biết luật, tội nghiệp họ :(

Năm là, Quan làm sai đầy ra đó nhưng cùng lắm chỉ bị cách chức, thuyên chuyển, còn Dân thì hở ra lại bị túm cho đi tù liền

Sao mà bất công quá vậy, trong khi lúc nào cũng hô ra “Quan là công bộc, đầy tớ của Dân”, thế mà có lỗi gì thì “đầy tớ” chỉ bị xử lý kỷ luật, cùng lắm là xấu hổ với những người làm chung…các kiểu, còn “chủ” thì lại bị cho đi tù.

Sao thấy có gì đó sai sai mấy bạn nhỉ? 

Dẫn chứng là vụ đường ống nước sông Đà nhũng nhiễu bị vỡ đến lần thứ 17, 18 rồi mới thấy các vị thông báo là tiến hành kiểm tra, thanh tra đơn vị thầu xây dựng, xong thấy im ru. Còn dân thì vừa “lỡ tay” là xử nhanh và cho vào tù ngay lập tức, như cái vụ 2 thanh niên cướp ổ bánh mì, 2 bịch chuối với 3 bịch me.

Sáu là, nhiều cơ quan được thưởng chỉ vì hoàn thành nhiệm vụ của mình

Nhiều công việc phải được cấp trên “nhắc” mới làm, trong khi vốn dĩ đó là công việc, trách nhiệm của mình và tiền lương là do người dân đóng thuế mà ra.

Điển hình là nhiều vụ oan sai tranh chấp đất đai, thu hồi hay bồi thường đất xảy ra hàng ngày, làm dân phải đi khiếu kiện, vừa mất thời gian, tiền bạc mà không có phản hồi.

Bảy là, học Luật ra chỉ muốn lách luật, chứ không thích làm đúng Luật

Đó là thực trạng của nhiều bạn đang theo ngành Luật hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân lúc nào cũng muốn chứng tỏ mình là người muốn tìm hiểu tường tận, ngọn ngành pháp luật. nhưng mục đích tìm hiểu không phải chỉ để chấp hành, tuân thủ mà mục đích là muốn lách luật.

Điển hình là nhiều doanh nghiệp chỉ muốn mình đóng thuế với mức thấp nhất bằng việc phát hiện các sơ hở của luật thuế để lách.

  •  13222
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…