DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 3 năm 4 tháng nhưng bị đoạn có được nhận bảo hiểm thất nghiệp không

Xin hỏi luật sư,

Tôi là Nguyễn Nam Phong. Hiện nay tôi vừa thất nghiệp và đang làm thủ tục xin trợ cấp thất nghiệp.  

Quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi:

-          Từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2011

-          Từ tháng 6/2011 đến tháng 7 / 2012 việc đóng bảo hiểm của tôi bị gián đoạn do chấm dứt hợp đồng với công ty ( tôi không đi làm bảo hiểm thất nghiệp do không nắm được luật nên bị trễ thời gian làm thủ tục).

-          Đến 30 tháng 6 năm 2013 vì hết hạn hợp đống lao động với công ty và công ty không có việc làm  nên tôi bị thanh lý hợp đồng. Từ tháng tháng 8/2012 đến tháng 6/2013 vẫn đóng bảo hiệm thất nghiệp đầy đủ là 11 tháng.

Như vậy tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi là 3 năm 4 tháng ( không kể thời gian bị gián đoạn là 11 tháng) và chưa đi làm bảo hiểm thất nghiệp lần nào trước đây.

Tôi có thấy  như trong  khoản 2, điều 1, Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2013 về điều kiện được nhận bảo hiểm thất nghiệp có nêu  như sau :

“ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.”

Như vậy tôi hiểu là người được nhận bảo hiểm thất nghiệp cần phải đáp ứng được một trong 2 yếu tố:

Hoặc là “Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm”.

Hoặc là “Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật”.

Do đó tôi xin hỏi là trường hợp của tôi có được nhận bảo hiểm thất nghiệp hay không và tôi được nhận tổng cộng là bao nhiêu tháng.

Trân trọng cảm ơn.

 

 

  •  6117
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…