DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VÀ SA THẢI

Theo Bộ luật Lao động hiện hành, có 04 cách để chấm dứt quan hệ lao động:

- Các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) (Điều 36);

- Người lao động (NLĐ) đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 37);

- Người sử dụng lao động (NSDLĐ) đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 38);

-  Hình thức kỷ luật sa thải (Khoản 3 Điều 125 và Điều 126).

Với 02 trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo điều 36,37, thì không có sự nhầm lẫn hoặc khó khăn trong việc phân biệt. Vì vậy, bài viết này chỉ so sánh hai hình thức NSDLĐ đơn phương chấm dứt  và hình thức kỷ luật sa thải.

 

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Sa thải

Bản chất pháp lý:

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ: là một biện pháp hành chính.

 Sa thải: là một hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ pháp lý:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

 

Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

 

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

 

Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

 

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

 

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

 

NLĐ Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Hậu quả pháp lý khi áp dụng trái luật

 Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 

 Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 

 Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

 Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

 

Thủ tục:

 

Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

 

Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

 

Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

 

Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

 

 

Như vậy, việc sa thải sẽ có thủ tục rườm rà, phức tạp hơn. Tuy nhiên, hình thức sa thải lại có tác động răn đe mạnh mẽ. Vì vậy, doanh nghiệp nên có sự lựa chọn phù hợp để chấm dứt quan hệ lao động, vừa đúng luật, vừa phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

  •  18290
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…