DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều kiện mở quán karaoke là gì?

Anh mình ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương muốn hỏi về một trường hợp cụ thể như sau, ở giữa 2 gia đình nhà dân trong khu dân cư có một quán Karaoke ngoài cửa quán đề là phòng hát gia đình còn ở biển quảng cáo ngoài đường đề  quán Karaoke. Không biết là quán Karaoke này đã làm đầy đủ các điều kiện cần và đủ của một quán Karaoke hay chưa, Đối với người lao động ban ngày đi làm tối rất cần có sự yên tĩnh để ngủ nhưng quán Karaoke này luôn phát la âm thanh rất to đặc biệt  là về đêm ( nhất là nhạc sâp sình và tiếng trống ) như dội vào tai không sao ngủ được. Theo mình được biết thì Điều 13 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL có quy định là quán karaoke phải được sự đồng ý của các hộ liền kề. Xin hỏi tại thời điểm này thông tư này còn có giá trị không? Và âm thanh phát ra từ quán karaoke được đo đếm như thế nào ( có được đo tại trong nhà liền kề chúng tôi không ) và nếu quán karaoke này vi phạm 1 trong nội dung hỏi của phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xin trân trọng cảm ơn .!

Theo tìm hiểu của mình thì Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Khoản 4 Điều 12:

 

"4. Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế được thực hiện như sau:

a) Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;

b) Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.

Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế;

c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;

d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế."

Tuy nhiên, nội dung trên đã bị bãi bỏ bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL. Do đó, thời điểm hiện tại kinh doanhkaraoke không cần phải có sự đồng ý của hộ gia đình liền kề.

 

Theo Khoản 5 Điều 12 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTD:

"5. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke."

Điều 32 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng: Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke

Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phài thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này."

Quy chuẩn về tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành:

"2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn(theo mức âm tương đương), dBA
...
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

Bộ TCVN 7878 Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:

- TCVN 7878 - 1:2008 (ISO 1996 - 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.

- TCVN 7878 - 2:2010 (ISO 1996 - 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.

3.2. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định."

Nếu như bên cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm về tiếng ồn sẽ bị xử phạt về hành vi theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Như vậy, phòng kinh doanh karaoke gần nhà anh vi phạm về điều kiện kinh doanh karaoke anh có thể gửi đơn đến UBND xã (phường,thị trấn) nơi bạn đang cư trú yêu cầu xử lí hành vi vi phạm này.

  •  8332
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…