DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều kiện để Chính phủ đóng cửa là gì?

Hôm nay đọc báo thấy “Chính phủ Mỹ đóng cửa” vừa bất ngờ, vừa hoang mang, vì sao một đất nước cường quốc như Mỹ lại cho đóng cửa Chính phủ? Và điều kiện để Chính phủ đóng cửa là gì?

Tưởng chừng như đây là lần đầu tiên, song bài báo dưới đây cho biết đây không phải là lần đầu mà là lần thứ 7, thứ 8 rồi.

Nhìn Mỹ mà liên tưởng đến nước Việt Nam mình? Nếu có, thì chắc chắn sẽ là câu chuyện lớn :(

Hết tiền, chính phủ Mỹ đóng cửa đúng ngày kỷ niệm của ông Trump

Sau nhiều nghi ngại, rốt cuộc năm 2018 đã được ghi vào lịch sử Mỹ với tư cách là một trong những năm chính phủ nước này phải đóng cửa. Thất bại đúng vào ngày kỷ niệm 1 năm ông Trump lên cầm quyền.

Cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện lúc 22h ngày 19-1 (khoảng 10h sáng 20-1, giờ VN), đã không thể cứu rỗi chính phủ Mỹ.

Chính thức đóng cửa sau 0h ngày 20-1

Trong khi cần ít nhất 60/100 phiếu thuận để được thông qua, dự luật chỉ nhận được sự ủng hộ của 50 thượng nghị sĩ, 48 thượng nghị sĩ phản đối.

Tính đến 23h, trong khi vẫn còn 2 thượng nghị sĩ chưa bỏ phiếu, thực tế đã loại trừ ông John McCain vì đang điều trị bệnh, việc chờ lá phiếu của thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell - lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện chỉ còn mang tính hình thức.

Số phận của dự luật ngân sách đã được định đoạt bất chấp các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.

Nỗ lực chạy đua cuối cùng nhưng thất bại, chỉ 2 giờ trước khi hết hạn gia hạn ngân sách, đã cho thấy sự rối ren trong chính trường Mỹ và những bất đồng chưa thể hóa giải giữa hai đảng lớn Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội dưới trào Donald Trump, một Tổng thống Cộng hòa.

Kết quả này cũng đồng thời là sự phủ nhận những cố gắng của ông Trump, người trước cuộc bỏ phiếu mười mấy tiếng đã gặp lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện, ông Chuck Schumer, tại Nhà Trắng, với hi vọng có thể thuyết phục và tìm kiếm sự ủng hộ, ít nhất là 10 phiếu.

Dù giữ thế đa số tại Thượng viện (51/100 ghế), phe Cộng hòa đã không thể kiếm đủ số phiếu ủng hộ cho dự luật ngân sách mới như cách họ đã làm tại Hạ viện 2 ngày trước đó.

Thực tế, thậm chí một số thượng nghị sĩ Cộng hòa đã đứng về phe thiểu số Dân chủ, ngăn cản việc cho phép chính phủ Mỹ có đủ tiền hoạt động ít nhất tới ngày 16-2 tới. Điều này đã được dự báo ngay từ trước.

Với kết quả này, chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa sau 0h ngày 20-1 (giờ Mỹ), tức khoảng 12h trưa cùng ngày giờ VN.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì bất đồng tại Quốc hội dẫn tới ngân sách không thể thông qua. Lịch sử hiện đại Mỹ ghi nhận tổng cộng 7 lần chính phủ nước này đã phải ngừng hoạt động vì không thể thông qua ngân sách, và lần này, sẽ là lần thứ 8.

Lần đóng cửa gần đây nhất là vào năm 2013, Tổng thống khi đó là Barack Obama đã hủy một loạt chuyến công du đến châu Á, bao gồm cả tham dự hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á vì lý do trên.

Hãng tin Reuters nhận xét mặc dù việc chính phủ Mỹ đóng cửa nghe có vẻ ghê gớm, nó thực tế không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế đang hồi phục tốt của nước Mỹ.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trong khi các công chức chính phủ sẽ phải nghỉ việc không lương, những người làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, bao gồm hơn 1,3 triệu quân nhân tại ngũ, sẽ phải tiếp tục làm việc ngay cả trong thời gian chính phủ đóng cửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định việc chính phủ đóng cửa sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của nước này tại Afghanistan hay Iraq và Syria.

Tương tự, khoảng 95.000 trong tổng số 115.000 nhân viên của Bộ Tư pháp sẽ phải làm việc không lương trong thời gian chính phủ đóng cửa.

Lương sẽ chỉ được trả khi một dự luật ngân sách mới cho chính phủ được thông qua.

Câu hỏi đang được đặt ra bây giờ là khi nào?

Chưa ai có thể trả lời được điều này. Ý kiến lạc quan nhất lúc này thuộc về Mick Mulvaney - giám đốc ngân sách Nhà Trắng, người tin rằng chính phủ sẽ nhanh chóng hoạt động trở lại vào giữa tuần tới.

Chấp nhận việc chính phủ sẽ đóng cửa sau 0h ngày 20-1, tuy nhiên, ông Mulvaney tin rằng hai phe Cộng hòa và Dân chủ sẽ sớm đạt được thỏa hiệp trong vòng 24 giờ sau đó, mở đường cho một dự luật ngân sách mới.

Đặt trong bối cảnh phe Dân chủ vẫn quyết liệt bảo vệ 700.000 "Dreamer" - những người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ từ bé, khỏi nguy cơ bị trục xuất, tia lạc quan của ông Mulvaney trở nên le lói.

Việc Tổng thống Trump hồi năm ngoái ký quyết định chấm dứt chương trình bảo vệ Dreamer (DACA) - vốn được thông qua dưới thời ông Obama, đã khiến chính phủ Mỹ luôn hoạt động trong tình trạng cầm chừng. Ngân sách được cấp nhỏ giọt theo từng tuần, sau những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai phe tại Thượng viện.

Xem chi tiết tại đây.

 

  •  5986
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…