DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều 37 bộ luật lao động về 30 ngày và 45 ngày phải hiểu là tính cả ngày nghỉ hay chỉ tính ngày làm việc???

Xin lỗi luật sư cho hỏi 3 câu hỏi liên quan đến điều 37 luật lao động:
Câu 1:
trích dẫn điều 37 bộ luật lao động:
..............

2 - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ; ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

3 - Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày".  ......................

Theo cách suy nghĩ thông thường về tiếng Việt thì báo trước 30 ngày (45ngày) là thông thường tính từ ngày thông báo (chứ không phải ngày người sử dụng lao động đồng ý).
Thế nhưng có nhiều doanh nghiệp yêu cần người lao động fải làm ít nhất 30(45)ngày công không tính ngày nghi viện dẫn luật hiểu như vậy,và còn đưa vào cả thỏa ước tập thể.Thậm chí trên mạng còn có luật sư trả lời bạn đọc theo kiểu như vậy(link http://pldvietnam.org/index.php?lang=vn&show=FAQ )

Câu 2:
Người sử dụng lao động tính 30(45)ngày từ ngày đồng ý chứ không fải từ ngày người lao động thông báo,như vậy sẽ kéo dài thời gian các cấp quản lý gặp gỡ.Người lao động không đồng ý mà cứ đòi tính từ ngày thông báo thì có vi phạm điều 37 không?
Câu 3:
Điều 41 luật lao động:- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".
Như vậy trong thời gian 30(45) ngày đó mà người lao động không thực hiện nghiêm chỉnh thì chỉ chịu bồi thường theo điều 41 là xong chứ người sử dụng lao động không có quyền ko giải quyết thủ tục sổ bảo hiểm dù người lao động chịu nộp phạt.Tất nhiên, nếu người lao động trong thời gian đó lại làm việc cho một người sử dụng lao động khác thì nguwòi sử dụng lao động có quyền kiện họ về tranh chấp lao động. Hiểu như vậy có chính xác không ạ?

Cám ơn luật sư !



  •  62944
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…