DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới của Tội phạm tại các Bộ luật hình sự

     Xã hội là một thực thể sống và trong nội hàm của nó đã buộc phải có tính tổ chức, có sự điều chỉnh; sự điều chỉnh này là do bản thân nhu cầu xã hội để chấn chỉnh các góc độ xã hội, như là một tất yếu, một quy luật, một thuộc tính của mọi xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội. Pháp luật cũng là một trong những chuẩn mực xã hội được Nhà nước duy trì, có thái độ chính thức và được đảm bảo thực hiện. Để tồn tại được, mọi thiết chế của Nhà nước và của xã hội phải được tổ chức trên những nền tảng chuẩn mực và ổn định, thể hiện lợi ích, tiến bộ của xã hội, đó là pháp luật. Như vậy, pháp luật là hình thức tổ chức, là nền tảng tổ chức của xã hội; của Nhà nước. Nhà nước điều chỉnh pháp luật thông qua việc sử dụng một loại phương tiện pháp lý đặc thù là quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động đến các quan hệ đó theo phương hướng nhất định.

      Bộ luật hình sự 1999 (2009) được thông qua ngày 01/01/2010 đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu đạt được từ công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hệ lụy kéo theo là tình hình và tỷ lệ tội phạm gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nổi bật là một số loại tội phạm do pháp nhân thực hiện như tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tội phạm môi trường... để lại những hậu quả xấu, gây thiệt hại rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sống của người dân nói riêng và sự phát triển ổn định trật tự - an ninh  của đất nước nói chung nhưng chưa được quy định trong BLHS như là một tội phạm. 

      Theo như BLHS 1999 (2009), người có năng lực TNHS thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này thì được xem là tội phạm; vậy Tội phạm chỉ có thể là cá nhân.

     Khi BLHS 2015 ra đời (có hiệu lực 01/01/2018) tội phạm không chỉ được xác định bởi cá nhân (người có năng lực TNHS) thực hiện hành vi phạm tội mà còn có thêm pháp nhân (cụ thể là pháp nhân thương mại). Cụ thể là: 

BÔ LUẬT HÌNH SỰ 1999 (2009)

BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Điều 8:

        Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

Điều 8:

       Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

       Nhìn chung, xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tại 02 Bộ luật này không có gì thay đổi, người thực hiện tội phạm hoặc pháp nhân thực hiện tội phạm đều gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa là những khách thể được luật hình sự bảo vệ; việc bổ sung thêm chủ thể mới là pháp nhân (cụ thể là pháp nhân thương mại) theo BLHS 2015 đã tạo ra một bước ngoặc mới trong pháp luật hình sự Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Tòa án xử lý đúng người, đúng tội tránh bỏ lọt tội phạm.

      

 

  •  2324
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…