DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới của Luật chứng thực

Câu chuyện xây dựng Luật chứng thực có lẽ đã nhen nhóm từ những năm 2011, 2012, tại Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 đã đề cập rằng sẽ thông qua Luật chứng thực, nhưng rồi bị đưa ra khỏi danh sách các Luật dự kiến thông qua.

Cho đến nay, ngay cả bản dự thảo Luật chứng thực cũng chưa được công khai một cách cụ thể, bởi còn quá nhiều thứ phải nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hiện tại.

Hiện nay, việc chứng thực thực hiện chủ yếu theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

>>> Công chứng, chứng thực: những điều có thể bạn chưa biết

Một số nội dung mới tại Luật chứng thực đang được soạn thảo:

1. Khái niệm chứng thực (làm rõ để phân biệt giữa chứng thực, chứng nhận và công chứng)

2. Thay đổi đối tượng điều chỉnh theo 2 phương án:

Phương án 1: Bao gồm cả việc chứng thực theo yêu cầu của người dân như xác nhận hồ sơ vay vốn, sơ yếu lý lịch, lời khai sự kiện, kê khai thu nhập, có mặt tại nơi cư trú…

Phương án 2: Những hành vi được coi là chứng thực, những trường hợp nào cần chứng thực, những hành vi không được Luật quy định thì không được gọi là chứng thực và trình tự, thủ tục của từng loại việc.

3. Thẩm quyền chứng thực

4. Người thực hiện chứng thực ở UBND cấp xã

5. Các trường hợp chứng thực không hợp lệ

6. Về chứng thực hợp đồng, giao dịch, cần căn cứ vào tính chất, giá trị của hợp đồng giao dịch để quy định những loại nào bắt buộc phải công chứng, những loại nào có thể vừa công chứng, vừa chứng thực để người dân tự lựa chọn

7. Đối với hợp đồng, giao dịch có giá trị thấp, liên quan chặt chẽ đến đời sống hằng ngày của người dân, diễn ra thường xuyên, các bên tham gia giao dịch đều rõ ràng về nhân thân và cùng cư trú trên một địa bàn, hợp đồng giao dịch không dẫn đến việc chuyển dịch quyền sở hữu thì có thể cho phép người dân lựa chọn hoặc công chứng hoặc là chứng thực.

8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận hồ sơ giấy tờ, khi công dân xuất trình bản chính thì không được yêu cầu bản sao có chứng thực.

Ngoài ra, có một vấn đề đang còn thảo luận, đó là có thể chuyển việc chứng thực sang phi nhà nước như công chứng được không? Và nếu có thì chuyển cho ai, cơ quan, tổ chức nào?

Một câu hỏi đặt ra rằng, liệu Dự thảo Luật chứng thực có đề cập đến thời hạn của bản sao y, chứng thực không?

Chi tiết bản dự thảo Luật chứng thực sẽ được cập nhật sớm nhất đến các bạn!

  •  5726
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…