DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm danh những quy định hay tại các Bộ luật cổ

>>> 5 điều cần biết về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 

>>> Tất cả điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 2015 

>>> Bất ngờ tìm ra 7 điểm thú vị của pháp luật Việt Nam

Không phải những gì đã tồn tại trong lịch sử đều trở nên cũ kỹ, lỗi thời, bởi người biết kế thừa lịch sử là người đứng trên đôi vai của những kẻ khổng lồ. Do vậy, nhân dịp kỷ niệm 03 năm ngày Pháp Luật Việt Nam, Dân Luật mời các bạn ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để xem trước kia tại các Luật, Bộ luật cổ có những quy định nào hay nhé:

Những quy định hay tại các Bộ luật cổ

Thứ nhất, Chồng có quyền ly hôn nếu vợ có hành vi bất hiếu với cha mẹ mình

Tại Bộ luật Gia Long – triều Nguyễn có quy định trường hợp cho phép người chồng bỏ vợ nếu như người vợ phạm các lỗi “thất xuất”, “nghĩa tuyệt”, cụ thể đó là các lỗi như người vợ có hành vi lẳng lơ, dâm đãng hoặc người vợ có hành vi bất kính với cha mẹ chồng, trộm cắp tài sản trong gia đình…

Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ không được áp dụng đó là khi người vợ đã để tang cha mẹ chồng đủ 03 năm; khi lấy nhau thì nghèo nhưng về sau thì làm ăn khấm khá trở nên giàu có hoặc người vợ không còn anh em, họ hàng, người thân thích.

Thứ hai, 10 tội không áp dụng chế độ đặc xá, đại xá

Đó là các tội được cho là thập ác, là những trọng tội nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đến vương quyền và trật tự xã hội:

1. Làm hại đến xã tắc;

2. Phá hoại tôn miếu, sơn lăng, cung thất;

3. Phản nước theo giặc;

4. Đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô thím, anh chị em, ông bà ngoại, ông bà, cha mẹ chồng;

5. Giết người vô tội; giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc, bùa mê;

6. Ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ vua thường dùng, làm giả ấn của vua, chế thuốc để vua dùng không theo đúng cách thức, dâng vua những món ăn cấm, không bảo quản và giữ gìn thuyền của vua dùng, chỉ trích vua, không đối xử lễ độ đối với sứ giả của vua;

7. Tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường. Nghe thấy tin ông bà, cha mẹ mất mà giấu không để tang, nói dối là ông bà, cha mẹ chưa mất;

8. Giết hay đem bán những người thân thuộc gần;

9. Giết quan bản phủ và các quan đương tại nhiệm, giết thầy học, nghe tin chồng mất mà không để tang, vui chơi ăn mặc như thường;

10. Gian dâm với người trong họ, nàng hầu của ông cha.

(Theo Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ)

Thứ ba, người vợ không tái giá sẽ được hưởng một nửa tài sản của chồng đã chết

Trường hợp vợ chồng không có con mà người chồng chết trước thì đối với những điền sản thuộc tài sản riêng của người chồng được chia làm 2 phần bằng nhau: 1 dành cho gia đình chồng để lo tế lễ, 1 dành cho vợ để phụng dưỡng một đời mà không được quyền sở hữu. Nếu như người vợ tái giá thì phần tài sản này phải trả lại cho gia đình nhà chồng.

Ngược lại, nếu vợ chết trước thì tài sản riêng của vợ cũng được chia tương tự như trên, nhưng nếu người chồng lấy vợ khác thì vẫn được hưởng dụng phần tài sãn được chia này. Chỉ khi người chồng chết thì tài sản được chia mới trả lại cho gia đình vợ.

(Theo Điều 375 Quốc triều hình luật, đoạn 258 Hồng Đức thiên chính thư)

Thứ tư, người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở

Cụ thể, để tránh nhũng nhiễu, nhất là đối với các quan lại, Luật hồi tỵ  có quy định các nội dung sau:

1. Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản. 2. Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc.

2. Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở.

3. Các lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác.

4. Các quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi.

5. Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ huyện là quê hương mình.

6. Các lại mục, thông lại các nha thuộc các phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác.

7. Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình nhậm trị thì không được vào dự.

8. Các khảo quan (coi thi, chấm thi) có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi. Nếu cố tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái.

9. Các quan thanh tra, xét xử thấy trong vụ án, vụ điều tra có người thân quen của mình (bà con nội, ngoại, bạn thân…) đều phải khai báo và hồi tỵ ngay.

10. Cấm quan đầu tỉnh lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình vợ nhũng nhiễu; cấm các quan tậu ruộng vườn, nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp dân để được mua rẻ; cấm tư giao với đàn bà con gái trong trị hạt; cấm các quan lại đã về hưu quay lại cửa công để cầu cạnh…

P/S: Nếu còn quy định nào hay, các bạn có thể bổ sung bên dưới bài viết này nhé! Cám ơn các bạn.

  •  7663
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…