DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm danh các loại giấy tờ “dễ gây nhầm lẫn” trong kinh doanh

Trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, xuất hiện khá nhiều những loại giấy tờ khác nhau với các tên gọi đặc thù. Tuy nhiên, nếu không “để ý”, người đọc sẽ rất dễ dàng nhầm lẫn giữa các loại giấy tờ này. Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, liệu bạn đã phân biệt được rõ ràng những khái niệm ấy chưa?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh được chia làm 3 loại: (1) các ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và (3) ngành, nghề được tự do kinh doanh. Đối với nhóm thứ (2), là những ngành, nghề mà để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hay chủ thể kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Và khi các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật… được đáp ứng, doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh hay người ta vẫn thường gọi bằng một cái tên thân quen là “giấy phép con”, chính là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, chủ thể kinh daonh khi họ tiến hành hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực nhất định.

Ví dụ cơ sở A là một cơ sở sản xuất rượu, thì theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP thì A chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy phép. Giấy phép ở đây chính là giấy phép kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp theo trình tự thủ tục luật định (tùy theo quy mô của cơ sở sản xuất mà giấy phép kinh doanh có thể do Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp).

Hồ sơ để được cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: (1) Đơn xin phép; (2) Hồ sơ hợp lệ; (3) Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Khi đã có “giấy phép con” thì không thể thiếu đi “giấy phép mẹ”, đó là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp bởi vì từ khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ bắt đầu được hưởng những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và những quy định khác có liên quan.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp khi có đủ các điều kiện sau: (1) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; (2) tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014; (3) có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; (4) nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

  •  3073
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…