DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đền bù, giải phóng mặt bằng có đúng luật và thỏa đáng không

Tôi xin thay mặt cho người dân sinh sống ở đường Phan Đăng Lưu, tổ 11, khối 4, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, xin hỏi một số vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng ở mảnh đất của những người dân chúng tôi ở khu vực thuộc diện đền bù, giải tỏa. Mong luật sư hồi âm lại cho chúng tôi.

Tôi xin được trình bày sự việc như sau:

Khu đất của gia đình những người dân chúng tôi đang ở hiện nay thuộc khu vực đường Phan Đăng Lưu, tổ 11, khối 4, phường Trường Thi từ năm 1971. Khu đất này được UBND xã Hưng Dũng cấp cho 5 hộ gia đình thuộc cán bộ công nhân của Nhà máy ép dầu Nghệ Tĩnh. Lúc cấp đất cho những gia đình chúng tôi thì khu đất này đang là đất hoang, 5 hộ gia đình đã khai hoang, để trồng trọt và xây dựng nhà để ở. Khi UBND phường Trường Thi thành lập năm 1983, đã gộp khu đất của 5 hộ gia đình chúng tôi vào địa phận của Khối 4, phường Trường Thi. Năm 1985, khi phường Trường Thi thành lập được 3 năm, chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trường Thi bây giờ có cấp cho 5 hộ gia đình, mỗi hộ một miếng đất ở đường Võ Thị Sáu, do hoàn cảnh các hộ gia đình đều là cán bộ công nhân viên nhà nước và đều đông con, gia cảnh khó khăn.

 Đến năm 1990, Ủy ban nhân dân Tỉnh có quyết định thu hồi đất và đền bù để xây dựng công viên Nguyễn Tất Thành đối với khu đất mà 5 hộ gia đình chúng tôi đang sinh sống ở đường Phan Đăng Lưu. Tuy nhiên, từ đó đến tháng 4 năm 2010 thì không thi hành quyết định đó, cả 5 hộ gia đình chúng tôi đều tiếp tục sinh sống ở đây.

Diện tích mà các hộ gia đình đang sử dụng là từ 450 m2 đền 800 m2 (được ghi trên bản đồ địa chính). Tuy nhiên diện tích thực tại đang sử dụng của các hộ gia đình là lớn hơn diện tích ghi trên bản đồ địa chính, có sự chênh lệch này là do cán bộ địa chính không đo đạc cụ thể, những số liệu có được do cán bộ địa chính ước lượng mà có.

Những hộ gia đình chúng tôi do không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thuộc diện giải tỏa có đền bù nên không được xây dựng nhà ở kiên cố, không có nước sạch để dùng mặc dù cách nhà máy Nước của Tỉnh không đầy 50 mét. Hàng năm các hộ gia đình sinh sống đều phải bỏ ra một khoản tiền để sửa chữa nhà ở. Hàng ngày phải đi mua nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống rất tạm bợ mặc dù dường Phan Đăng Lưu thuộc khu vực trung tâm thành phố Vinh. Khu đất mà gia đình chúng tôi đang sinh sống nằm đối diện với Nhà máy Bia Nghệ An (mà nay là nhà máy Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh). Người dân sống chủ yếu bằng việc buôn bán bia mà không có ngành nghề nào khác.

Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước có hai lần yêu cầu chúng tôi giải tỏa phần đất đang ở để mở rộng đường Phan Đăng Lưu và mở rộng vỉa hè của đường nên diện tích của các hộ gia đình có giảm đi so với lúc đầu đến ở. Tuy nhiên, việc giải tỏa lấy đất làm đường làm vỉa hè đó, nhân dân chúng tôi không hề được đền bù hay hỗ trợ đối với đất đã lấy và với thiệt hại về tài sản khi đó.

Hiện nay, từ 5 hộ gia đình ban đầu, qua 40 năm đã có thêm 12 hộ gia đình nhỏ đang sinh sống, là do con cái của 5 hộ gia đình đó xây dựng gia đình riêng cho mình, vì không có điều kiện nên phải sinh hoạt trên mảnh đất này mà không có nơi ở khác. Hiện nay, diện tích đất mà các hộ gia đình chúng tôi sử dụng đều với mục đích để ở, do có sự phát sinh những hộ nhỏ.

Năm 1990, từ Hộ gia đình ông Trương Sỹ Niên đã chia đất và tách hộ cho con trai đầu là ông Trương Sỹ Thảo, sự kiện này được Khối trưởng Khối 4 lúc bấy giờ làm chứng, có ký vào biên bản. Từ đó đến nay, gia đình ông Thảo liên tục sử dụng mảnh đất được tách ra từ đất của ông Niên và có nộp thuế và các nghĩa vụ về thuế đầy đủ.

Đến cuối tháng 4 năm 2010, Ủy ban Nhân dân Thành phố Vinh thực hiện quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình chúng tôi đang ở tại Đường Phan Đăng Lưu, từ đó đến tháng 7 năm 2011 mới họp dân công b��� phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong đó có nói như sau:

Thứ nhất là việc sử dụng đất của 5 hộ dân tại khu vực đường Phan Đăng Lưu là không được đền bù về đất đang ở mà chỉ đền bù bề nổi là những công trình xây dựng, cây cối, hoa màu. Lý do mà cơ quan nhà nước đưa ra là do năm 1985 đã được cấp diện tích đất ở đường Võ Thị Sáu.

Thứ hai là đối với những hộ chưa có nhà ở tại địa bàn thành phố thì được hỗ trợ mua lại những lô đất của Trung tâm quỹ đất thành phố với giá lô đất là khoảng 4,5 triệu đồng/ m2.

Với sự việc và phương án mà cơ quan chức năng đưa ra đã gây nên nỗi bất bình rất lớn đối với nhân dân đang sinh sống ở khu vực chúng tôi nói riêng và nhân dân của khu vực phường Trường Thi nói chung. Có thể cho chúng tôi biết rằng:

-                     Quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình chúng tôi mà Ủy ban Nhân dân Tỉnh có còn thời hạn nữa hay không khi mà quyết định đã được ban hành 21 năm, từ khi Luật Đất đai 1993 chưa được ban hành và đến nay Luật Đất đai đã được sửa đổi bởi Luật Đất đai năm 2003?

-                     Các hộ gia đình chúng tôi là những chủ sở hữu thực sự của khu đất mà gia đình chúng tôi đang sinh sống theo quy định của Luật đất đai 2003?

-                     Phương án đền bù của Ủy ban Nhân dân thành phố đưa ra như vậy là có đúng luật và có thỏa đáng  hay không?

-                           Phương án đền bù của Ủy ban Nhân dân thành phố xác định theo phương pháp trừ trên bản đồ địa chính mà không theo đo đạc thực địa có đúng không?

-                           Việc ông Trương Sỹ Thảo có quyền lợi như 5 hộ gia đình đó không, bởi việc tách hộ và được cho đất là trước 15 tháng 10 năm 1993?

-                           Các gia đình chúng tôi có thể đòi hỏi những quyền lợi gì khi nhà nước thu hồi đất và giải phóng mặt bằng?

  •  6042
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…