DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất bãi bỏ quy định “Cấm phạt tiền người lao động” tại Bộ luật lao động 2012

Chắc hẳn nhiều bạn đang là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ phẫn nộ, phản đối với ý kiến đề xuất này. Thế nhưng mời các bạn đọc bài viết phân tích sau đây để có cái nhìn toàn diện trước quy định phạt tiền đối với người lao động vốn dĩ nằm trên giấy lâu nay, nhưng không được mấy doanh nghiệp áp dụng.

Đề xuất bãi bỏ quy định phạt tiền người lao động

Nhiều bạn với vị trí là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đã vào đặt câu hỏi tại Dân Luật rằng “Công ty phạt tiền nhân viên có vi phạm pháp luật không?” hoặc là “Công ty có được phạt tiền nhân viên đi trễ không?”…Và đây cũng là trường hợp dễ thấy nhất và gần gũi nhất cho những ai đã đi làm.

Theo Bộ luật lao động 2012, tại Khoản 3 Điều 128 quy định:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Đồng thời, Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi này như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Thoạt đầu nếu chỉ đọc quy định này, các bạn sẽ thấy quy định này có vẻ lý tưởng, nhà làm luật luôn trong tâm thế bảo vệ kẻ yếu thế chính là người lao động trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thế nhưng, nếu đem điều luật này ra áp dụng thực tiễn thì xin thưa, người lao động cũng phải “chào thua” dù cho luật pháp có bảo hộ về vấn đề này.

Mình sẽ phân tích cho các bạn thấy tại sao người lao động lại “chào thua” với quy định này:

Các bạn cũng biết đấy, tiền bạc nó có sức mạnh lớn, nó có thể điều khiển được một con người. Nếu như bạn nói bạn không tham tiền thì đó là bạn đang tự dối mình, ai cũng vậy, cũng có lòng tham về tiền, nhưng tùy người họ biết cách điều chỉnh lại bản thân mình hay không thôi.

Người sử dụng lao động luôn trong tâm thế muốn cho việc vận hành của doanh nghiệp, cơ quan mình được tốt lên, mọi thứ phải tuân theo quy củ nhất định thì buộc phải có Nội quy để đưa ra những quy định, phép tắc ràng buộc người lao động phải tuân thủ Nội quy đó, bằng không thì sẽ bị phạt bằng một hình thức nào đó, nhưng hình thức mà người sử dụng lao động cho là dễ dàng và phù hợp, đó chính là PHẠT TIỀN.

Một tình huống cụ thể được đặt ra, ví dụ như việc đi trễ của nhân viên, nếu người sử dụng lao động không dùng hình thức PHẠT TIỀN mà dùng hình thức khác, chẳng hạn như:

- Bắt lau dọn vệ sinh cả công ty 1 tuần.

- Bắt phải tăng ca gấp đôi số giờ làm thực tế…

Dường như các hình thức phạt này chưa đủ mạnh để người lao động có thể thực thi và một trong những giải pháp tốt nhất, đó là PHẠT TIỀN.

Khi thỏa thuận làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra trước khi đi vào làm việc, người sử dụng lao động có thể đặt ra vấn đề rằng “Nếu Anh không chấp thuận Quy định, Nội quy của Công ty (vi phạm hành vi A sẽ bị phạt B đồng) thì xem như thỏa thuận giữa chúng ta không đạt được, và Anh có thể không làm việc ở đây!” – trong tình huống như vậy, buộc người lao động phải chấp nhận thỏa thuận này, dù cho nó có trái với quy định pháp luật, bởi lẽ, nhu cầu việc làm là hết sức cần thiết đối với người lao động, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động diễn ra khốc liệt như hiện nay.

Thế là quy định pháp luật này xem như bị “xếp xó” – nhiều bạn hỏi thì mình chỉ biết trả lời, đúng là nó trái với quy định của Bộ luật lao động, đúng là hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính, thế nhưng văn bản cũng chỉ là văn bản, thực tế nó là chuyện khác!

Chi bằng, thay vì quy định “Cấm sử dụng hình thức phạt tiền trong việc xử lý kỷ luật lao động”, chúng ta thay bằng việc, “Vẫn cho phép người sử dụng lao động phạt tiền người lao động trong việc xử lý kỷ luật lao động nhưng buộc phải có quy định này trong Nội quy Công ty, đồng thời ấn định mức phạt này chỉ trong giới hạn cụ thể từ X đồng đến Y đồng thôi”

Nếu đưa ra quy định này, mình thấy có vẻ hợp lý hơn, vừa đảm bảo cho người lao động tuân thủ quy định của Công ty, vừa thực tế hơn so với quy định Cấm phạt tiền, bởi vì quy định Cấm phạt tiền chỉ là quy định lý tưởng trên giấy tờ, chứ không thực tế.

Đồng thời, sẽ thay luôn quy định xử phạt đã nêu tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP đối với hành vi phạt tiền này, nhất là trong nhiều trường hợp doanh nghiệp lạm dụng quy định này.

Còn các bạn, các bạn có đồng tình với phân tích mình vừa nêu không? Sẵn một lần sửa đổi Bộ luật lao động 2012 thì chúng ta cùng góp ý để hoàn thiện hơn hệ thống lập pháp nước nhà, nhất là nó ảnh hưởng đến quyền lợi rất cần thiết của chúng ta.

Dự kiến Bộ luật lao động sửa đổi sẽ được thông qua vào cuối năm 2017, nên các bạn có thể góp thêm ý kiến khác ngoài quy định phạt tiền tại đây.

  •  16704
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…