DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

>>> Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

Tại Hiến pháp 2013 Khoản 2 Điều 57 có ghi nhận “ Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Hoặc ngay tại Bộ luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 4 “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.”.

Tuy nhiên, trên thực tế, dường như mọi thứ lại đi ngược với nguyên tắc đựơc ghi nhận trong Hiến pháp hay chính sách được đề cập tại Bộ luật lao động, đó là bảo vệ quá nhiều quyền lợi cho người lao động nhưng lại quên mất quyền lợi cho người sử dụng lao động, vốn là nguồn tạo công ăn, việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ lao động.

Trên thế giới, tồn tại 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ lao động này:

- Quan điểm 1: Ưu tiên bảo vệ giới chủ (tức là người sử dụng lao động) – áp dụng dụng đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

- Quan điểm 2: Cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động – áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ.

- Quan điểm 3: Ưu tiên bảo vệ người lao động – áp dụng đối với các nứơc có nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.

Tùy quan điểm, mức độ cân bằng mối quan hệ lao động này có khác nhau và các quốc gia lựa chọn xu hướng nào sẽ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.

Việt Nam mình đang trong giai đoạn đang phát triển, do vậy, việc ưu tiên bảo vệ người lao động là điều tất yếu, thế nhưng, khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng đi lên, thì liệu rằng việc chỉ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động có còn phù hợp không? Hay là cần phải thay đổi để tiến tới sự công bằng trong mối quan hệ nêu trên, như những gì mà trong Hiến pháp ghi nhận?.

Bởi trên thực tế, nếu không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì:

- Họ sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động,  từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh và không giải quyết việc làm cho người lao động, dẫn đến ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước

- Đi ngược lại xu thế chung trong quy định pháp luật lao động của các nước trên thế giới.

- Sẽ không tạo môi trường lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật.

- Không có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn và bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện tốt hơn.

Do vậy, theo mình, việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động là cần thiết.

Nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động có thể bao gồm các nội dung:

1. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Theo thủ tục giải quyết tranh chấp thì phải thông qua bước hòa giải sau khi hòa giải không thành thì mới đem vụ việc ra Tòa giải quyết. Thế nhưng riêng đối với tranh chấp lao động thì không cần phải thông qua bước hòa giải mà người lao động có thể được giải quyết trực tiếp tại Tòa.

Điều này gây rất nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động trong vụ tranh chấp này, bởi khi xét xử vụ việc, đa phần rằng phần thắng sẽ thuộc về người lao động. Hơn nữa, người lao động lại được miễn án phí, lệ phí trong các vụ tranh chấp này. Đó là thiệt thòi lớn cho người sử dụng lao động.

2. Quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

Thử nhìn qua các Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hay Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95 hoặc cả Bộ luật hình sự 1999, bạn sẽ thấy việc xử lý vi phạm chủ yếu thiên hướng về người sử dụng lao động, trong khi người lao động trong nhiều trường hợp vi phạm cũng cần bị xử lý từ mức độ hành chính cho đến hình sự.

Vì thế, nếu dự luật này được ban hành thì cũng cần thiết sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Bộ luật nêu trên.

3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

Theo Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có thể nhìn thấy được, đánh giá được, từ đó là căn cứ để trích khấu trừ tiền lương.

Vậy thì nếu thiệt hại không thể nhìn thấy được, đánh giá được thì người sử dụng lao động không thể được bồi thường?

Hay về vấn đề hợp đồng trách nhiệm được để cập tại Bộ luật này, nếu có hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng này. Thế nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại hợp đồng này?

Còn nữa, xin mời các bạn cùng đóng góp ý kiến…

  •  51086
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…