DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã có Thông tư hướng dẫn tinh giản biên chế

Nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế. Vừa qua, Bộ Tài Chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC sẽ có hiệu lực từ 30/05/2015 và hết hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các chế độ, chính sách tinh giản biên chế tại Thông tư này được tính hưởng từ 10/01/2015.

Thông tư liên tịch này có một số nội dung lưu ý như sau:

1. Cụ thể đối tượng tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, bao gồm:

- Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày.

- Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày.

- Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày.

- Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày.

- Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 50 ngày.

- Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 70 ngày.

2. Tiền lương tháng để tính chế độ

Bao gồm:

- Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số lượng cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp thâm niên nghề được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung nhân với mức lương cơ sở.

- Mức chênh lệch bảo lưu được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

Đồng thời, Thông tư này cũng quy định các nội dung về thời gian để tính chế độ, chính sách về hưu trước tuổi, chính sách thôi việc ngay hay thôi việc sau khi đi học nghề...

Xem chi tiết Thông tư liên tịch tại file đính kèm dưới đây.

  •  8646
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…