DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cưỡng chế xử phạt hành chính: có thể thu tiền do người khác giữ

(TVPL) - Cơ quan chức năng có thể cưỡng chế thu tiền, tài sản từ bên thứ 3 đang nắm giữ tiền, tài sản của người vi phạm trong trường hợp cần thiết.

Đó là quy định mới tại dự thảo Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhằm tránh hành vi tẩu tán tiền, tài sản cho người thứ 3 để không phải thi hành quyết định xử phạt.

Đối với hình thức cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập, đối tượng bị cưỡng chế được mở rộng ra là toàn bộ người lao động đang được nhận tiền lương, chứ không chỉ những người làm việc theo HĐLĐ 6 tháng trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn.

Cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương, thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp các thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị cưỡng chế trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp.

Một ví dụ đơn giản, mọi cá nhân có hành vi vi phạm giao thông nhưng không nộp phạt thì cơ quan chức năng có thể thu trực tiếp từ tiền lương của họ thông qua đơn vị, tổ chức người này làm việc mà không cần căn cứ vào loại hợp đồng lao động như trước.

Đối với hình thức cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản, thì tài khoản tiền gửi tại mọi tổ chức tín dụng đều có thể bị khấu trừ, chứ không chỉ khấu trừ từ tài khoản ngân hàng như trước.

Khi tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền không được phép kê biên công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng

Đặc biệt, dự thảo dành một Mục để quy định về việc cưỡng chế tịch thu tiền, tài sản của người vi phạm do bên thứ 3 đang nắm giữ.

Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp khác nhưng chưa thu đủ số tiền phạt. Bên cạnh đó, người ra quyết định cưỡng chế cũng phải có căn cứ để chứng minh tài sản của người vi phạm đang do bên thứ 3 nắm giữ.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức đang giữ tiền, tài sản cố tình vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Nghị định cũng bổ sung một số biện pháp khắc phục mới như: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. buộc thu hồi sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, buộc cải chính thông tin sai sự thật …

Quyết định cưỡng chế phải được gửi đến người vi phạm, tổ chức, cá nhân liên quan 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cưỡng chế

Như vậy, so với quy định cũ tại Nghị định số37/2005/NĐ-CP, các quy định mới về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được điều chỉnh theo hướng quy định chặt chẽ hơn và mở rộng đối tượng bị cưỡng chế, nhằm đảm bảo khả năng thực hiện cưỡng chế thi hành.

Xem toàn văn nội dung dự thảo tại file đính kèm

 

  •  13666
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…