DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cơ sở pháp lý để Tòa tuyên Công an Vinh đúng

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ vụ việc tài xế kiện Công an TP. Vinh thuộc tỉnh Nghệ An về biển báo giao thông số 106 xảy ra vào cuối năm 2016, sau phiên tòa sơ thẩm sáng nay, thì đã có kết quả, Tòa tuyên bác yêu cầu này.

Rút kinh nghiệm từ vụ kiện này, người dân, đặc biệt là người tham gia giao thông cần hiểu đúng các loại biển báo, đặc biệt là biển báo 106b – đây là biển báo gây ra nhiều tranh cãi nhất khi vụ kiện với Công an TP.Vinh đã xảy ra vừa qua.

Thoạt đầu, nếu chỉ nhìn vào biển báo cấm này, bạn sẽ hiểu rằng đây là biển báo cấm xe tải có chở hàng hóa vượt quá trọng tải như trong hình, trong trường hợp xe không chở hàng thì không vi phạm.

Nhưng trên thực tế, và theo quy định pháp luật, cụ thể là theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 41:2016/BGTVT thì  biển báo này cấm xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường bộ) lớn hơn giá trị nhất định.

“Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe).”

Có lẽ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT nói rõ hơn so với Quy chuẩn 41:2012/BGTVT đang gây tranh cãi, bởi thiếu nội dung thông tin quy định, gây hiểu nhầm cho người thực thi, áp dụng, đặc biệt là người tham gia giao thông:

“Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.”

Nếu căn cứ theo lý lẽ của tài xế Phan Đình Anh rằng, quy định trên chỉ áp dụng đối với xe chở hàng có khối lượng hàng vượt quá mức cho phép, còn nếu không chở hàng hoặc chở hàng thấp hơn mức cho phép thì không vi phạm và không bị phạt.

Cách hiểu như vậy là sai, sai với tinh thần của Luật giao thông đường bộ, bởi Luật này quy định rằng:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

Các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ cũng như các Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng dựa trên tinh thần của Luật giao thông đường bộ.

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô cũng đặt ra yêu cầu đối với ô tô tải, đó là trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Việc đưa ra biển cấm nêu trên và phía Công an khi xử phạt cũng dựa trên quy định liên quan đến tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – là con số được niêm yết trên cánh cửa xe cùng với Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, tính chất, ý nghĩa của biển báo 106b này là cấm xe (tức cấm loại xe tải có thể chở hàng có trọng lượng 2.5 tấn) tham gia lưu thông trên đoạn đường này, vì nếu cấm xe chở hàng có khối lượng 2.5 tấn thì nơi này phải dùng biển hạn chế trọng lượng xe, tức là sử dụng biển báo 115:

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe".

 

  •  16638
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

10 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…