DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhằm mục đích tạo điều kiện linh hoạt nhằm cho các nhà đầu tư, Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn chưa đầy đủ.

Chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư bỏ vốn bằng loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư với các dự án có đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định. Về mặt nguyên tắc, nhà đầu tư được quyền sở hữu và định đoạt cũng như quyền chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc quyền sở hữu của mình.

Việc chuyển nhượng dự án đầu tư về căn bản là việc chuyển nhượng tài sản, nhưng tại các văn bản thi hành lại không đề cập đến nội dung này. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 108 về chuyển nhượng dự án: “Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Điều kiện chuyển nhượng dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này.”Nhưng quy định tại khoản 2 Điều 65 lại là quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp. Điều này không chính xác.

Vốn đầu tư và vốn doanh nghiệp là hai khái niệm hoàn toán khác nhau. Vốn doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trong điều lệ doanh nghiệp hay còn được hiểu là vốn điều lệ. Vốn đầu tư của doanh nghiệp vào dự án đầu tư là tiền, tài sản mà doanh nghiệp đầu tư hoặc dự định sẽ đầu tư.

Trên thực tế, đối với mỗi dư án đầu tư mà doanh nghiệp tham gia đầu tư đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Vậy việc nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án cho một nhà đầu tư khác sẽ không thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp sở hữu dự án đầu tư cần chuyển nhượng đó.

Luật Đầu tư 2005 cũng quy định một số lĩnh vực, ngành nghề đầu tư có điều kiện như an ninh, quốc phòng, tài chính, ngân hàng, bất động sản,....thì nhà đầu tư cũng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì dự án đầu tư đó mới được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Tuy nhiên, đối với các trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư mang tính chất đặc biệt như trên thì chưa có quy định về điều kiện dành cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cũng phải tương ứng với chủ chuyển nhượng.

Thêm vào đó, đối với nhà đầu tư nước ngoài khi lần đầu tham gia đầu tư vào Việt Nam, Luật Đầu tư  2005 mặc định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ mong muốn chuyển nhượng dự án đầu tư  đang thực hiện mà không muốn chuyển nhượng luôn doanh nghiệp thì vẫn chưa có quy định về vấn đề này.

Công ty luật  PLF

 

  •  26723
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…