DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chính sách về Trợ cấp thất nghiệp năm 2014

>Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2014

Căn cứ:

- Luật Bảo hiểm Xã hội 2006;

- Nghị định 127/2008/NĐ-CP;

- Nghị định 100/2012/NĐ-CP;

- Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH.

Thì chính sách về Trợ cấp thất nghiệp năm 2014 có những điểm đáng chú ý sau:

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp;

- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp);

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Lưu ý: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người thất nghiệp phải đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm. Người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 – kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

2. Mức trợ cấp thất nghiệp

60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng.

- 6 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng.

- 9 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng.

- 12 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 144 tháng trở lên.

4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới thiệu việc làm;

- Bị tạm giam.

5. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

- Hưởng lương hưu;

- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng;

- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục;

- Ra nước ngoài định cư;

- Chết;

- Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo.

6. Thủ tục, hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội quy định (được phát tại nơi đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp);

- Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;

- Sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận của đơn vị về người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

7. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động thất nghiệp có nhu cầu chuyển tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp : Phải làm đơn đề nghị gửi nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để được giới thiệu về nơi cư trú để hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động.

  •  53183
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…