DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chém người theo yêu cầu của nạn nhân, có chịu trách nhiệm hình sự?

Hiện dư luận đang xôn xao vụ việc một người phụ nữ ở Hà Nội thuê D. với giá 50 triệu đồng để chặt đứt lìa một tay và một chân của mình nhằm yêu cầu bảo hiểm nhân thọ bồi thường hơn 03 tỷ đồng. Về hành vi và dấu hiệu tội phạm của người phụ nữ này đã tương đối rõ và được đã có nhiều bài viết nên mình tạm gác qua không bàn.

Nguồn Internet

Vấn đề mình muốn trao đổi ở đây là D. có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo những thông tin về vụ việc thì hành vi của D. đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác quy định tại Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999.

Cụ thể: D. có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và ý thức được hành vi chặt chân, tay theo yêu cầu của nạn nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng đã cố ý thực hiện theo yêu cầu của nạn nhân – Lỗi cố ý trực tiếp; D. đã xâm phạm đến khách thể là sức khỏe được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên trong BLTTHS 2003 có quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cụ thể như sau:

Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, …của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy, trong vụ việc trên người được thuê là D. có thuộc trường hơp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại không?

Về vấn đề này theo Báo Pháp luật Tp.HCM số ra ngày 24/8/2016 có nêu quan điểm của Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng hành vi của D. có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không (tức theo hướng khởi tố theo yêu cầu của người bị hại).

Tuy nhiên theo tôi, kết luận trên của Luật sư Nguyễn Anh Thơm là vội vàng, Bởi lẽ:

Quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 đã nêu rõ: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Khoản 1 các Điều 104…

Như vậy việc chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng khi D. phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLHS 1999

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

Nhưng nếu D. phạm tội vào quy định tại các khoản còn lại thì việc khởi tố vụ án hay không không còn phụ thuộc vào ý chí của người bị hại nữa.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Kết luận: Việc có khởi tố D. hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật của người bị hai. Nếu tỷ lệ này rơi vào Khoản 1 việc khởi tố hay không sẽ do người bị hại quyết định. Nếu rơi vào Khoản 2, Khoản 3 sẽ không còn phụ thuộc vào ý chí của người bị hại nữa.

  •  3306
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…