DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chế độ cho NLĐ làm việc theo HĐLĐ tại cơ quan nhà nước

Nói đến làm việc tại cơ quan nhà nước, người ta thường nghĩ ngay đến biên chế, các chế độ hưởng theo chính sách Nhà nước.

Vậy còn những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì được hưởng những chế độ, chính sách gì?

Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.

1/ Đối tượng

NLĐ làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo HĐLĐ bao gồm các công việc sau:

- Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

- Lái xe.

- Bảo vệ.

- Vệ sinh.

- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

- Nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...

(Căn cứ Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP)

Lưu ý:

- Không thực hiện chế độ HĐLĐ đối với những người:

     + Làm bảo vệ ở các cơ quan Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; những người trực tiếp được giao công tác bảo vệ Kho bạc, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.

    + Lái xe cho các chức danh quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định 122/1999/QĐ-TTg như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ…

    + Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nuớc.

- Những người đang làm công việc nêu trên nhưng đã được tuyển dụng vào biên chế cũng chuyển sang chế độ thực hiện HĐLĐ.

2/ Điều kiện

- Có đủ sức khoẻ để làm việc theo yêu cầu của công việc do Bệnh viện đa khoa huyện, quận, tỉnh xác nhận.

- Có lý lịch lõ ràng, được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận.

- Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc (năng lực, trình độ ở đây phụ thuộc vào từng công việc mà cơ quan yêu cầu, cá nhân ký hợp đồng xuất trình những văn bằng, chứng chỉ cần thiết để có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong hợp đồng ký kết).

- Không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.

3/ Việc ký kết HĐLĐ

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật lao động 2012:

Có 3 loại HĐLĐ:

- HĐLĐ không xác định thời hạn.

- HĐLĐ xác định thời hạn (từ 12 – 36 tháng)

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi HĐLĐ xác định thời hạn hay theo mùa vụ hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới.

Đối với HĐLĐ xác định thời hạn, nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Đối với HĐLĐ theo mùa vụ, nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế NLĐ đi làm NVQS, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

4/ Chế độ tiền lương, phụ cấp

Chế độ tiền lương sẽ được áp dụng theo 01 trong 02 trường hợp sau:

- Theo thỏa thuận. (thường là đối với HĐLĐ xác định thời hạn, theo mùa vụ)

- Theo hệ số lương do Nhà nước quy định. (thường đối với HĐLĐ không xác định thời hạn)

Nếu NSDLĐ áp dụng hệ số lương do Nhà nước quy định thì căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:

- Mức lương cơ sở hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng. (Nghị định 66/2013/NĐ-CP)

- Hệ số lương căn cứ theo Bảng 4 kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Áp dụng chế độ nâng bậc lương theo Thông tư 08/2013/TT-BNV.

Phụ cấp:

Áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP sẽ có các loại phụ cấp sau:

- Phụ cấp thâm niên vượt khung.

- Phụ cấp khu vực.

- Phụ cấp đặc biệt.

- Phụ cấp thu hút.

- Phụ cấp lưu động.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

- Phụ cấp thâm niên nghề.

- Phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp.

Tùy theo tính chất công việc mà NLĐ sẽ được hưởng phụ cấp nhất định.

5/ Chế độ khi thôi việc, nghỉ hưu

Căn cứ theo chế độ tiền lương được hưởng (theo thỏa thuận hay theo hệ số lương do Nhà nước quy định) mà áp dụng các chế độ này theo Bộ luật lao động 2012 và vẫn còn áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2006 đến hết năm nay (31/12/2015).

 

  •  52647
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…