DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CẤP TÒA PHÚC THẨM VI PHẠM TỐ TỤNG – NGƯỜI DÂN BỊ LÀM KHÓ

Vừa qua, Công ty mình có nhận được yêu cầu nhờ Luật sư tham gia bảo vệ Người lao động – là nguyên đơn trong vụ án dân sự cấp Phúc thẩm: “Tranh chấp liên quan đến Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động”.

Vụ án đã bị tạm đình chỉ gần 1 năm chỉ vì “Bị-đơn-cho-rằng-nguyên-đơn-có-hành-vi-phạm-tội-lạm-dụng-tín-nhiệm-nhằm-chiếm-đoạt-tài-sản”.

Trên thực tế, phía bị đơn hoàn toàn không đơn gửi đơn Tố giác tới cơ quan công an, nhưng Tòa án vẫn làm khó, không thực hiện trách nhiệm xác minh thông tin, và đã vội ra Quyết định tạm đình chỉ, đến nay đã gần 1 năm mà không đôn đốc, xác minh liệu lý do tạm đình chỉ có đúng trên thực tế hay không.

NỘI DUNG VỤ VIỆC CỤ THỂ:

(Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng, nên chúng tôi xin được giấu tên các đương sự trong vụ án).

Ông X nguyên là nhân viên kỹ thuật tại Công ty ABC. Vào ngày 30/09/2014, Giám đốc Công ty ABC đã ra quyết định cho ông X nghỉ việc, đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Ông X đã có đơn khởi kiện ra TAND quận Bình Thạnh để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Ngày 23/10/2015, TAND quận Bình Thạnh đã đưa vụ án dân sự Tranh chấp hợp đồng lao động giữa ông X và Công ty ABC ra xét xử. Theo đó, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 1328/2015/LĐ-ST, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên xử Công ty ABC phải bồi thường cho ông X 273.000.000 đồng vì đã có hành đơn phương chấm phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với ông X. Bản án bị Công ty ABC kháng cáo với nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 1328/2015/LĐ-ST được tuyên không đúng pháp luật.

Vào ngày 24/02/2016, TAND TP. HCM đã ra Quyết định số 315/2016/QĐPT-LĐ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, dự kiến mở phiên tòa ngày 27/04/2016. Tuy nhiên, vào ngày 15/04/2016, phía Công ty ABC đã có yêu cầu TAND TP. HCM tạm đình chỉ vụ án, vì phía Công ty ABC đã có đơn tố giác ông X có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản” gửi tới Cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế Công an TP. HCM (PC46).

Dựa trên yêu cầu đó, ngày 15/07/2016, Thẩm phán được phân công giải quyết đã ra Quyết định với nội dung:

“Tạm đình chỉ xét xử vụ Phúc thẩm vụ án Lao động – Tòa án nhân dân TP. HCM về việc “Tranh chấp Đơn phương chấm dứt HĐLĐ” giữa:

  • Nguyên đơn: Ông X;
  • Bị đơn: Công ty ABC.

Ông X đã nhiều lần liên hệ PC 46 để sớm có kết quả giải quyết việc tố cáo, cung cấp cho Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, chỉ nhận được câu trả lời là: Phía Công an điều tra chỉ có trách nhiệm trả lời với Người tố giác và Tòa án; Không có trách nhiệm trả lời cho Người bị tố giác.

Ông X cũng yêu cầu Tòa thu thập chứng cứ, đôn đốc PC 46 sớm có câu trả lời, , nhưng Tòa chỉ nhận đơn yêu cầu và “Ngâm”.

Khi Luật sư tham gia bảo vệ, đã nhận thấy rằng:

  • Trên thực tế, Đơn tố giác mà Công ty X đề cập hoàn toàn không có trên thực tế.
  • Ngày 18/01/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế Công an TP. HCM (PC46) đã có thông báo với nội dung:

“Qua rà soát, từ trước đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh chưa nhận được đơn tố cáo với nội dung nêu trên…”

Thông báo này được Luật sư giao nộp cho Tòa án, nhưng vẫn chỉ nhận được câu trả lời:

“ Cần đợi phía Công an trả lời bằng văn bản cho Tòa, không chấp nhận Văn bản PC 46 trả lời cho Luật sư.”

Vụ việc vẫn được ngâm, người lao động thì bị làm khó đến mức không phải tiếp tục như thế nào với tố tụng Việt Nam.

Vi pham to tung

Nhận thấy:

+ Tòa án và sự vi phạm tố tụng:

  • Căn cứ lý do tạm đình chỉ trái quy định của pháp luật. Tại điểm d, Khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 quy định về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, cụ thể:

“Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;”

Tòa án chỉ dựa trên lời nói của bị đơn cho rằng đã tố giác ông X ra Cơ quan Công an, rồi ra Quyết định tạm đình chỉ. Nhưng thực tế đã không có sự việc Tố giác này, theo đó lý do tạm đình chỉ thực tế không tồn tại, do vậy Tòa án căn cứ vào điểm d, Khoản 1, Điều 214 là trái với quy định của Pháp luật.

  • Tại điểm d, Khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 quy định: “ Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.”

Trong hơn gần 1 năm vừa qua, Vị thẩm phán được phân công giải quyết vẫn “ngâm” vụ án, mặc cho Nguyên đơn nhiều lần yêu cầu, kiến nghị vị Thẩm phán kia thực hiện trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, và giải quyết vụ án.

+ Người lao động bị làm khó:

  • Khi liên NLĐ- nguyên đơn liên hệ phía Công an điều tra để hỏi về kết quả giải quyết đơn tố giác thì được trả lời: Phía Công an điều tra chỉ có trách nhiệm trả lời với Người tố giác và Tòa án;
  • Người tố giác vốn đã không tố giác, vậy nên họ chẳng cần đi hỏi về kết quả giải quyết;
  • Tòa án thì “ngâm” vụ việc và không đôn đốc hỏi về kết quả giải quyết; Khi được Nguyên đơn yêu cầu đôn đốc Phía công an để sớm có kết quả, Tòa vẫn “ngâm” và không giải quyết.

Và có lẽ với cái Quyết định tạm đình chỉ mà pháp luật không quy định thời hạn chấm dứt, cộng thêm sự thờ ơ của Tòa, vụ án có thể sẽ không đi đến hồi kết?

  •  7559
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…