DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CẦN THAY ĐỔI CÁCH XỬ LÝ

 

Mạn phép trích dẫn bài viết của LS Triển để đông đảo giới luật nắm được qua nội dung trao đổi của PV Hồng Nhung của Tờ Báo Nhân Dân thực hiện:

Làm sao để hạn chế thông tin tiêu cực, phát triển thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội? Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, cần có sự thay đổi từ nhận thức và cách làm ngay trong chính các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể và các địa phương.

 
[Cả người lớn và trẻ em đều cần có kiến thức khi tham gia MXH.
Cả người lớn và trẻ em đều cần có kiến thức khi tham gia MXH.
 

Làm sao để hạn chế thông tin tiêu cực, phát triển thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội? Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, cần có sự thay đổi từ nhận thức và cách làm ngay trong chính các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể và các địa phương.

 

 

- Dưới góc nhìn của luật sư, xin anh cho biết vì sao MXH lại nở rộ và tình trạng bôi nhọ, nói xấu lại diễn ra phổ biến?

- Ai cũng biết in-tơ-nét là một thành tựu khoa học vĩ đại của thế giới. Đó là kênh giao lưu, lưu trữ kiến thức tuyệt vời, giúp cho người gần người hơn, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế xã hội. Việc người dân sử dụng MXH, mà gần đây phần đông facebook là trào lưu không thể cưỡng lại của tiến trình phát triển loài người. Tuy nhiên, tình trạng bôi nhọ, nói xấu cá nhân, tổ chức là vấn đề cả xã hội đang quan tâm. Nó chứng tỏ nhận thức của người dân còn hạn chế, người dân thiếu hiểu biết, nên chỉ với một trò đùa cũng đã thành tai vạ. Bộ phận khác là cố tình bôi nhọ người khác nhằm nhục mạ để thấy hả hê, nhẹ dạ. Một phần là những phần tử chống phá Đảng, Nhà nước, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc ta.

 

- Vậy mỗi năm, văn phòng ông tiếp nhận bao nhiêu đơn thư khiếu nại, tố cáo của các nạn nhân?

- Xin phép không đưa ra con số cụ thể, nhưng tôi khẳng định là nhiều. Có vụ lớn, vụ nhỏ. Có vụ chúng tôi bảo vệ cho người bị hại, nhưng lại có vụ bảo vệ người bị tố cáo. Qua đó để chúng ta tìm hiểu nguyên nhân từ đâu và có cách xử lý chung.

 

- Nhưng cũng có một số thông tin tố cáo sai phạm trên MXH là đúng sự thật?

- Tôi nghĩ là ai đó phát hiện tiêu cực, dám đưa lên mạng thì phải hoan nghênh. Rồi cơ quan chức năng dựa vào đó mà xử lý, điều chỉnh. Tuy nhiên, một số nơi đang có cách xử lý "có vấn đề". Vừa rồi, có em bé quay được đoạn video clip về mấy nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh, người ta không đi tìm giải quyết vụ đánh nhau, mà lại đi tìm bắt em bé đã đưa thông tin lên mạng. Hay như người đưa tin về tham nhũng, sao lại đi tìm người đưa thông tin, mà phải tìm hiểu thông tin đó có đúng không chứ. Nếu sai thì điều tra xử lý người đưa thông tin sai, còn nếu đúng thì phải bảo vệ, khen thưởng chứ. Xử lý như vậy thì lại làm phát sinh thêm nhiều tiêu cực khác. Bởi vậy, phải thay đổi ngay cách xử lý vi phạm.

 

- Trong quản lý in-tơ-nét, MXH, theo ông cần điều chỉnh như thế nào để phù hợp với điều kiện hiện nay?

- Luật cần phải tính đến các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel, FPT, VTC... Hệ thống này xưa nay chỉ biết thu tiền. Họ kinh doanh thì cũng phải có trách nhiệm quản lý các thông tin rác qua in-tơ-nét của họ chứ. Đằng này họ mở ra con đường nhưng không quản. Nói đơn cử như facebook ở nước ngoài, ta không quản được, nhưng nó phải chạy qua điện thoại, qua mạng của nước ta và ta có kỹ thuật quản được chứ.

 

- Ông đã từng nói không thể cấm MXH, nhưng phải quản lý tốt, đồng thời tìm cách phát triển những thông tin tích cực. Vậy cần phải giải quyết từ đâu trước?

- Trước tiên, là cơ quan quản lý, Bộ TT&TT có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo một bộ luật phù hợp với sự phát triển đa dạng, muôn màu muôn vẻ của in-tơ-nét. Hiện nay đã có một số quy định, nhưng chỉ nằm dưới các nghị định và chưa cụ thể, khó cho cơ quan xử lý. Ta nên quy định hành vi nào được làm, hành vi nào bị nghiêm cấm, mức độ nào thì xử lý hành chính, mức độ nào truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền cũng phải phù hợp với từng đối tượng. Luật của ta đang bị lỗi thời, và cách xử lý cũng lỗi thời thì quá là không ổn. Ở nước ngoài, người ta cho tự do, nhưng tất cả các quy định khác chung quanh vấn đề quản lý thông tin trên in-tơ-nét vô cùng chặt chẽ. Bởi thế, tình trạng bôi nhọ, nói xấu vô căn cứ không nhiều.

Tiếp theo, các ban, ngành, đoàn thể từ cấp xã, phường, quận, huyện cần tích cực phát huy vai trò tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với từng hộ dân, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, kết hợp cùng với các nhà trường đưa ra các quy định về phát ngôn, chia sẻ trên MXH.Các quy định đó nói rõ học sinh, sinh viên được nói cái gì, và không nên làm gì. Khi cả người lớn và trẻ em có lượng kiến thức nhất định, họ sẽ cân nhắc hành vi của mình.

- Xin cảm ơn luật sư!

 
(Luatvidan)
 
 
 

 

  •  3559
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…