DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần có quy định cụ thể về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A)

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là các hành vi pháp lý được thực hiện khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây, xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, nó ngày càng phổ biến và trở thành xu thế của mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực song những quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến M&A thì vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập bao gồm nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau. Việt Nam không có một văn bản nào quy định cụ thể về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A), nó được quy định rải rác tại nhiều luật về khác nhau: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Bộ luật dân sự, Luật lao động, Luật thuế, Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật sở hữu trí tuệ….Việc quy định pháp lý nằm rải rác tại các bộ luật như vậy gây khó cho nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, khi muốn tiến hành các thương vụ M&A tại Việt Nam. Nhưng điều đáng nói hơn, mỗi luật lại điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A rất khó hiểu và chồng chéo. Điều này không chỉ cản trở rất lớn tới hoạt động mua bán, đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, mà nó tác động không hay tới kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp. Do đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A là việc làm cấp bách tại thời điểm hiện tại.

  •  2478
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…