DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cẩm nang pháp luật dành cho người lao động

Việc làm là nhu cầu thiết thực và chính đáng của người lao động nhằm duy trì và phát triển đời sống của mình và gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế không ít người lao động chỉ vì không hiểu biết pháp nên bị người sử dụng lao động chèn ép một cách vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của mình. Sau đây, là những tình huống thường gặp:

1. Người sử dụng lao động giữ bằng cấp của người lao động

Để được nhận vào làm việc thì người lao động phải đưa bằng cấp (bản chính) cho người sử dụng lao động giữ - đó là yêu sách thường gặp ở một số doanh nghiệp.

Việc giữ bản chính bằng cấp được xem là kim bài giữ chân người lao động, có thể là biện pháp để hành người lao động nếu họ chống đối người sử dụng lao động…

Giữ bằng cấp (bản chính) có vi phạm pháp luật hay không?

Khoản 1 điều 20 Bộ luật Lao động 2012 nghiêm cấm: người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Điểm a khoản 2 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt người sử dụng lao động từ 20 – 25 triệu đồng nếu giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Muốn vào làm phải nộp tiền thế chân

Một số doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền thế chân thì mới nhận người lao động vào làm.

Yêu cầu này nhằm mục đích bảo đảm người lao động thực hiện đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì sẽ lấy tiền đó ra trừ…

Buộc người lao động nộp tiền thế chân có vi phạm pháp luật hay không?

Khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động 2012 nghiêm cấm: người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điểm b khoản 2 điều 5 Nghị định 95 xử phạt người sử dụng lao động từ 20 – 25 triệu đồng nếu buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Trả lương thấp hơn mức quy định

Với tâm lý sinh viên mới ra trường thì cần việc làm để có kinh nghiệm là chính thay vì thu nhập nên một số doanh nghiệp chèn ép bằng cách trả lương thử việc, chính thức dưới mức quy định tối thiểu của pháp luật.

Dù đây là thỏa thuận của hai bên tuy nhiên việc trả lương dưới mức quy định tối thiểu của pháp luật là vi phạm pháp luật.

Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Khoản 1 điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định 95 xử phạt người sử dụng lao động từ 2 – 5 triệu động nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Khoản 3 điều 13 Nghị định 95 xử phạt người sử dụng lao động từ 5 – 10 triệu nếu trả lương cho người lao động thấp hơn bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

4. Dùng hình thức phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động

Một số doanh nghiệp dùng hình thức phạt tiền, cắt lương người lao động nếu người lao động vi phạm nội quy công ty để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.

Nhưng việc làm này là trái quy định của pháp luật.

Khoản 2 điều 128 Bộ luật Lao động 2012 cấm người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Điểm b khoản 3 điều 15 Nghị định 95 xử phạt người sử dụng lao động từ 10 – 15 triệu đồng nếu dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

  •  10199
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…