DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự

Hiện nay vì ảnh hưởng bởi Dịch Covid – 19 nên nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm lao động nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp, việc này dẫn đến một lương đông NLĐ bi thất nghiệp xuất hiện trong thời gian gần đây.
 
Theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì thời gian để NLĐ làm hồ sơ hưởng chế độ thất nghiệp là  03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, tuy nhiên có nhiều người “ngại” đi làm thủ tục. Đây là cơ hội để phát triển của các đối tượng cầm cố sổ BHXH.
 
Cụ thể, vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện trang Facebook mạo danh cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương để rao mua, thanh lý sổ BHXH trước thời hạn, nhằm trục lợi của người lao động.
 
Với thủ tục đơn giản, người bán chỉ cần đến cơ quan công chứng làm giấy ủy quyền cho người mua nhận BHXH một lần sẽ được nhận tiền ngay. Tuy nhiên, số tiền công nhân lao động nhận sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền thực lĩnh từ cơ quan BHXH. Điều này làm nảy sinh ra các "đầu nậu" thu mua sổ BHXH.
 
Theo Quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội:
 
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người tham gia để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
- Không được sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng phải thông báo kịp thời với cơ quan Bảo hiểm xã hội để được xem xét cấp lại.
 
Cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự
 
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội không phải là đối tượng tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc mua bán theo quy định. Hành vi cầm cố, thế chấp, mua bán sổ BHXH của người lao động, sau đó, làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể: 
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
 
*Lưu ý: từ ngày 15/4/2020 sẽ áp dụng quy định xử phạt tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Ngoài ra, trường hợp này còn có thể bị xử lý hình sự theo BLHS 2015 sửa đổi năm 2017
Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
 
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
 
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
 
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Vì thế NLĐ cần lưu ý để tránh bị xử phạt vì chưa nắm rõ quy định của pháp luật.
 
  •  2870
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…