DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động .

Topic này là nơi chia sẻ, thảo luận dựa trên căn cứ pháp lý về việc : Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động hiện nay - năm 2013 :

1) Đối với khoản tiền ăn ca : Không tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ với mức chi không vượt quá mức quy định của Bộ Lao Động. (Phần vượt quá mức chi của Bộ LĐ thì sẽ tính phần vượt vào thu nhập chịu thuế).

Hiện nay, Bộ Lao Động quy định phụ cấp ăn ca là 680.000đồng/người/tháng tại TT số10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012.

2) Đối với chi trang phục : Không tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ nếu mức khoán chi phù hợp với mức quy định hiện hành.Cụ thể : Tại Khoản f, Điều 1- TT62/2009/TT-BTC sửa đổi bổ sung 1 số Điều tại TT84/2008/TT-BTC về Thuế TNCN)

** Đối với NLĐ làm việc trong các tổ chức KD, VPĐD : Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định TNCT TNDN theo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN.

Nếu một năm DN chi cho NLĐ chi phí trang phục (bằng tiền + hiện vật ) : 5.000.000đồng thì khoản 5.000.000đồng này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ. Quy định mức khoán chi đồng phục cụ thể tại Khoản 2.6, Điều 6 - TT123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.6.Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

3) Chi phụ cấp điện thoại :Không tính vào TNCT của NLĐ nếu mức khoán chi phù hợp với quy định hiện hành. Cụ thể : Tại khoản f, Điều 1 - TT số62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của BTC quy định :

f) Đối với khoản khoán chi điện thoại, .... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:

- .........

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp không có hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi thì mức khoán chi được thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp); (Hiện tại, TT123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN không hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi điện thoại, vì vậy mức khoán chi đối với DN áp dụng theo quy định của HĐQT hoặc GĐ, HĐTV.

Các trường hợp chi cao hơn mức khoán quy định thì phần khoán chi cao hơn quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế".

Công ty khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động và mức khoán chi này được thực hiện theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp) là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. (Tham khảo nội dung CV số1685/TCT-CS về chi phí điện thoại cho NV ngày 18/05/2012 của Tổng Cục Thuế- tải file CV đính kèm).

4) Các khoản chi Bảo Hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) bắt buộc theo quy định :

Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN quy định tại mục II - các khoản TNCT- tại TT84/2008/TT-BTC :

đ) Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:

- Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động.

Vậy, khoản chi mua BH bắt buộc mà pháp luật quy định hiện nay : BHXH, BHYT, BHTN mà NSDLĐ phải mua cho NLĐ thì khoản này không tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.

5) Thu nhập từ tiền công làm đêm, làm ngoài giờ :

Tại Phần III - Thu Nhập được miễn thuế- TT84/2008/TT-BTC quy định :

 9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:

9.1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:  

30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ 

9.2. Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.

Và theo quy định tại Điều 106- Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 (hiệu lực 1/5/2013) :

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

6) Khoản thu nhập hưởng từ CQ Bảo Hiểm chế độ phụ cấp, trợ cấp thai sản :

....còn nữa....

P/s: Các bạn có thể comment đưa ra ý kiến thảo luận hoặc đưa ra bổ sung thêm các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN (thông dụng....)của người lao động hiện nay. Do thời gian có hạn, mình ko thể comment liên tục & đưa ra hết,  mình sẽ bổ sung tiếp khi có thời gian...

  •  63735
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…