DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các điều kiện phát sinh tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Khoản 2 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Theo đó các điều kiện hình thành tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật bao gồm:

1. Được lợi về tài sản và gây thiệt hại cho người khác.

Có một người được lợi: được hiểu là có một người được một tài sản, sự gia tăng giá trị tài sản hoặc tiết kiệm được một khoản chi để giữ nguyên khối tài sản của mình mà lẽ ra đã bị giảm sút.

Có một người bị thiệt hại: Được hiểu là sự mất mát tài sản, sự thiếu hụt một phần trong khối tài sản, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng.

Sự được lợi và sự thiệt hại về tài sản có mối quan hệ nhân quả với nhau: Nghĩa là khi có một người được lợi về tài sản thì đồng thời phải có một người khác chịu thiệt hại về tài sản.

2. Không có căn cứ pháp luật.

- Không có căn cứ pháp luật: tức là việc được lợi về tài sản đó không dựa trên bất kì cơ sở pháp luật nào.

- Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp chiếm hữu, được lợi về tài sản có căn cứ pháp luật tại Điều 165.

- Vì vậy trường hợp chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là các trường hợp nằm ngoài quy định tại Điều 165.

3. Người được lợi về tài sản không có lỗi

Khi được lợi về tài sản, người được lợi không biết và không thể biết, mà coi đó là tài sản của mình.

  •  1351
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…