DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

BỒI THƯỜNG DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Têt đến, liên tiếp những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra. Đầu tiên là vụ “Xe khách đấu đầu xe tải ở Thanh Hóa”, sau đó là “Hai xe đấu đầu ở Bình Thuận” và mới hôm qua chiếc Audi chở nữ ca sĩ nổi tiếng đã gây hỗn loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất.  20 người chết và hàng chục người bị thương. Chưa xét đến trách nhiệm hình sự, ai sẽ là người bồi thường cho những nạn nhân và người thân của họ trên phương diện dân sự?

Theo Khoản 2 điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Đồng thời, tại khoản 2 Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP nêu ra: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra….Trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước…

Như vậy, Luật đặt ra trách nhiệm bồi thường đầu tiên là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi lẽ, “nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu”, người chủ nguồn nguy hiểm cao độ sẽ có nguồn kinh tế tốt hơn, thực hiện việc bồi thường được nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân và gia đình.

  •  3955
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…