DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

bồi thường chi phí đào tạo

Chào các Anh (chị).

Tôi xin trích một vụ việc như sau:

" Đại diện BV Nhân dân 115 có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không thời hạn với ông Cường làm bác sĩ khoa ngoại. Năm 2011, ông Cường được BV cử đi học chuyên khoa cấp I, thời hạn hai năm, từ tháng 10-2011 đến tháng 10-2013.

Trước khi đi học, ông Cường có ký cam kết làm việc cho BV sau khi học xong với thời gian gấp ba lần khóa đào tạo, nếu không làm đủ cam kết thì sẽ bồi thường chi phí đào tạo và bồi thường gấp ba lần các khoản thu nhập tăng thêm, trợ cấp đã nhận trong thời gian đi học theo quy chế đào tạo của BV. Chưa hết thời gian học, ông Cường lấy lý do gia đình khó khăn xin nghỉ việc.

BV yêu cầu ông Cường phải bồi thường theo thỏa thuận nhưng ông không đồng ý nên phải khởi kiện. Nay BV yêu cầu ông Cường bồi thường hơn 240 triệu đồng do ông Cường đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trong đó, chi phí đào tạo 9 triệu đồng, bồi thường gấp ba lần các khoản thu nhập tăng thêm hằng tháng 93,6 triệu đồng (bao gồm tiền hỗ trợ đời sống, tiền thu nhập tăng thêm), bồi thường gấp ba lần tiền thưởng, lễ, tết 70,2 triệu đồng và... tiền lương khoảng 67,5 triệu đồng.

Về phía ông Cường thì trình bày BV có cử ông đi học chuyên khoa, trước khi đi học do không hiểu biết pháp luật nên ông có ký cam kết với BV như phía BV đã nói. Trong thời gian đi học do vừa đi học vừa phải trực ở BV và hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tháng 10-2012 ông xin nghỉ để chuyên tâm vào việc học. Khi ông Cường xin nghỉ thì BV bắt phải bồi thường cả tiền lương và bồi thường gấp ba lần tiền thưởng, lễ, tết, thu nhập tăng thêm mà ông đã nhận trong thời gian đi học.

Ông Cường không đồng ý vì ông không thuộc diện HĐLĐ mà là viên chức nên chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo 9 triệu đồng. Còn khoản tiền lương, thưởng do ông vẫn đi làm tại BV nên không đồng ý trả lại. Các khoản thu nhập khác, BV bắt phải bồi thường là trái quy định của pháp luật.

Xử sơ thẩm, TAND quận 8 chấp nhận một phần yêu cầu của BV Nhân dân 115 buộc ông Cường phải bồi thường chi phí đào tạo gần 120 triệu đồng. Ngay sau đó, cả hai bên nguyên, bị đều kháng cáo vì cho rằng bị thiệt thòi.

Tại phiên phúc thẩm, hai bên vẫn tranh cãi chuyện bị đơn là người lao động bình thường hay là viên chức để từ đó xác định mức bồi thường theo luật.

HĐXX nhận định BV Nhân dân 115 là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và ông Cường là một bác sĩ được tuyển dụng. Đối chiếu Nghị định 116/2003/NĐ-CP, ông Cường được xác định là viên chức. Chủ thể tham gia quan hệ ký kết hợp đồng này một bên là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và một bên là cán bộ viên chức. Và như vậy, ở đây các bên phải ký HĐLV chứ không phải là HĐLĐ. Do vậy quan hệ đào tạo này do luật viên chức điều chỉnh. Tòa sơ thẩm căn cứ vào HĐLĐ hai bên đã ký để xác định đây là quan hệ pháp luật phát sinh từ HĐLĐ là chưa chính xác nên phải điều chỉnh lại quan hệ này là bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt HĐLV cho phù hợp.

Về mức bồi thường, ông Cường có cam kết trong đó có điều khoản bồi thường gấp ba lần toàn bộ các khoản thu nhập tăng thêm (tiền hỗ trợ đời sống và tiền thưởng, lễ, tết… được hưởng trong suốt thời gian đi học theo quy chế đào tạo của BV). Tuy cam kết này do ông Cường tự nguyện ký nhưng được in sẵn theo quy chế của BV và không phù hợp với pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do ông Cường là viên chức nhà nước nên phải áp dụng các quy định của luật viên chức, tức ông Cường chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.

Từ đó, tòa sửa án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Cường, buộc ông Cường chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học là 9 triệu đồng."

Hiện tại thì rất nhiêu trường đại học công lập đang bi vướng chổ này. vậy xin được lắng nghe tư vấn của anh ( chị) để giải quyết được 2 vấn đề sau:

1. Trước khi cho Viên chức đi học nâng cao trình độ ( Ths hoặc TS) thì trường cần kí văn bản gì, hành động gì? để chắc chắn rằng khi hoàn thành khóa học viên chức đó về phục vụ lâu dài cho trường ( có thể là gấp 3 lần thời gian đào tạo). Chúng tôi đã tiên hành kí các cam kết, hợp đòng làm việc hết rồi... kí cho vững bụng thế chư khi kiên ra tòa thì những cái cam kết kia cũng bị vô hiệu một phần mà thôi ( bởi luật chỉ cho bồi thường đúng chi phí đào tạo mà nhà trường bỏ ra, vậy thì quá là có lợi cho Viên chức đi học). còn nhà trường thì tổn thất và tai tiếng. Vậy các Anh(chị)  cho hỏi trước khi cho viên chức đi học, khi mà nhà trường còn nắm quyền tự quyết thì nhà trường cần làm gì? 

 
  •  6765
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…