DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bỏ tết cổ truyền hay gộp tết dương lịch và tết âm lịch là một?

Trong những ngày gần đây Dư luận xã hội và báo đài phản án việc "bỏ Tết âm lịch" hoặc gộp tết âm lịch và tết dương lịch vào làm một cái Tết. Bản thân trong bài viết này mình cũng chỉ nói lên những hồi ức của mình về Tết âm lịch.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,[1] Tết TaTết Âm lịchTết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ. "Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Nguy%C3%AAn_%C4%90%C3%A1n"

Năm nào cũng vậy cứ đến gần cuối năm bản thân tôi lại bồi hồi, hối hả nhanh chóng hoàn thiện nốt những phần việc còn lại trong năm để được về sớm cùng gia đình đón tết. Nhớ thủa nhở tết thì nhà mình cũng nghèo thôi nhưng vì cái nghèo khó thế mà những đứa trẻ như tôi lại càng háo hức tết đến sớm hơn, để được mặc những bộ quần áo mới, được lì xì, và được chơi pháo tét. Chỉ có vậy thôi mà tôi cũng thấy vui lạ lùng, những công việc chuẩn bị của ngày tết như gói bánh chưng, rồi thì bố, mẹ thì lo tiền để sắm tết rủ các cô chú cùng chung tiền mua "lợn" và chia nhau những phần "thịt lợn" để các nhà ăn Tết. Rồi những đêm giao thừa giữa tiết trời rét "cắt da, cắt thịt" của cái lạnh mùa đông ở miền bắc tôi lại chốn bố, mẹ vào bếp củi để sưởi ấm. Và sướng nhất là ngày đầu tiên của năm lại được bố, mẹ anh, chị mừng tuổi và tung tăng đi khoe cùng nhóm bạn xem ai được nhiều tiền mừng tuổi hơn... Tết tuổi thơ của tôi cứ thế trôi đi và bình dị như thế!

Và rồi khi lớn lên những buổi đi học xa, xa gia đình để lên chốn phồn hoa đô hội cứ mỗi độ Tết đến xuân về tôi nhớ và bồi hồi vì lại được về quê ăn tết. Những cành đào nở dỏ thắm, hành cây quất, cúc vàng lại càng háo hức mong muốn được về quê ăn tết được sum họp bên gia đình thân yêu sau một năm trời làm việc mệt nhọc được thư giãn. Và Tết tôi nhớ ở tôi hay có tục lệ đi "Tảo mộ" mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình, đó cũng là những truyền thống đạo lý tốt đẹp của người dân Việt Nam mình "Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Một cái tết nữa lại về trên khắp nẻo đường quê hương đất nước. Tết cổ truyền đã cận kề những công việc cuối cùng trong năm đã dần được hoàn thành xong, tôi cũng chuẩn bị "xách bali" về quê bên gia đình thôi.

Nhân dịp xuân mới chúc toàn bộ thành viên diễn đàn năm mới "AN KHANG THỊNH VƯỢNG". Chúc Cộng đồng dân luật "ĐOÀN KẾT - TRÍ TUỆ - THỊNH VƯỢNG"

Trân trọng cám ơn!

  •  13485
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…