DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

BẮT NHÀ XE GIẢM GIÁ VÉ, BỘ TRƯỞNG THĂNG CÓ ĐANG LÀM SAI LUẬT?

Ngày 22/01/2015, Bộ Tài chính gửi văn bản số 931/BTC-QLG đến Bộ Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngay sau khi giá xăng giảm 1.900 đồng/lít, về mức 15.670 đồng/lít. Qua đó, Bộ đề nghị các doanh nghiệp vận tải nếu không kê khai, giảm giá cước theo xu hướng giảm giá nhiên liệu sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề đặt ra, Bộ Tài chính và Bộ giao thông vận tải có hay không quyền yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá cước vận tải?

 Về nguyên lý, khi là nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp hành chính mà phải để thị trường định đoạt giá cả, phải để giá cả tuân theo biến động cung - cầu. Theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật giá 2012“Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 22 Luật giá 2012 và điểm a, e Khoản 1 Điều 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền định giá nêu ra:

Điều 22: Thẩm quyền định giá

Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

 

Điều 8: Thẩm quyền và trách nhiệm định giá

2. Bộ trưởng các Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

- Giá cụ thể đối với các dịch vụ hàng không bao gồm: Dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ hoạt động bay; soi chiếu an ninh;

- Khung giá đối với: Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền; dịch vụ độc quyền nhà nước tại cảng hàng không sân bay theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; nước sạch sinh hoạt;

- Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

- Giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch;

- Giá mua tối đa hàng hóa, dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách trung ương;

- Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;

- Giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: Giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương;

Mặt khác, theo điểm k khoản 4 điều 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Ủy ban nhân tỉnh cũng chỉ có thẩm quyền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Nhìn chung, dường như các cơ quan nhà nước không có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải giảm giá cước vận chuyển.

 

Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 5 Luật giá 2012 quy định: “Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.”

Và cũng có ý kiến cho rằng: “Với sự phát triển thị trường chưa đầy đủ ở Việt Nam, chưa có sự cạnh tranh thực sự, chính một bộ phận DN không thực sự theo thị trường ở góc độ tích cực là phải cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, giá cạnh tranh, mà lại bắt tay độc quyền, liên kết làm giá... thì vẫn cần sự can thiệp của Nhà nước.”

Vậy, việc sự siết chặt quản lý trong thời điểm cần huy động các doanh nghiệp vận tải phục vụ nhu cầu người dân có thực sự phù hợp?

  •  5690
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…