DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bắt buộc DN đối thoại với NLĐ nhưng ai giám sát?

Vừa qua Chính phủ ban hành Nghị Định 60/2013 hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc trong đó có đề cập đến việc DN mỗi 3 tháng phải thực hiện việc Đối thoại dân chủ tại nơi làm việc với  tổ chức đại diện tập thể NLĐ.

1. Trách nhiệm của NSDLĐ:

a) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;

b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;

c) Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;

d) Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

2. Trách nhiệm của ổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:

a) Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

b) Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;

c) Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó hàng năm DN cũng phải tổ chức Hội nghị NLĐ để thảo luận về các vấn đề:

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;

- Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

- Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc...
 
Ngoài ra DN cũng thể thực hiện các hình thức dân chủ khác bao gồm:
 

- Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internet hoặc bằng văn bản, các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng người lao động, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Hòm thư góp ý kiến.

- Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động, do người sử dụng lao động, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện.

- Tự quyết định bằng văn bản.

- Biểu quyết tại các cuộc họp, hội nghị trong doanh nghiệp.

- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Mình có 2 thắc mắc về quy định này:

- Thứ nhất: thực hiện đối thoại và hội nghị NLĐ thì ai sẽ giám sát việc liệu DN có thực hiện hay không và liệu văn bản này có đến tay NLĐ để họ biết được quyền lợi của mình như thế nào?

- Thứ hai: những hình thức dân chủ khác chỉ mới nêu ra cái tên mà lại còn không rõ ràng:

Ví dụ: Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.--> niêm yết cái gì?

           Tự quyết định bằng văn bản.--> quyết định cái gì? mà ai tự quyết?

  •  8179
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…