DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bảo hiểm cháy nổ ở chung cư là gì, có bắt buộc phải đóng?

Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Nhiều người dân sinh sống tại các chung cư gửi câu hỏi đến DanLuat  thắc mắc rằng bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư có phải một khoản bắt buộc hay không, có phải do Nhà nước quy định không hay chủ đầu tư tự đưa ra? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan tới khoản phí nêu trên!

1. Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư có phải quy định của Nhà nước?

Thực tế, đây chính xác là quy định của Nhà nước

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, đối tượng phải đóng bảo hiểm này là:

“Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”

Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ở Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP có bao gồm “Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên”, như vậy chung cư là một trong số những công trình nằm trong danh sách bắt buộc đóng bảo hiểm này.

2. Tự đóng hay đóng cho chủ chung cư

Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2014, chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có nghĩa vụ sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình; thực hiện nghiêm việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

Trường hợp dự án chung cư vẫn do chủ đầu tư sở hữu (trường hợp thuê nhà chung cư) thì chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ. Lúc này tùy vào quy định ở chung cư mà bạn sẽ phải đóng góp phí bảo hiểm cho chủ đầu tư

Ngược lại, nếu bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, dù chung cư chưa có Ban quản trị chính thức nhưng đã đi vào hoạt động, bạn phải có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phần nhà chung cư đã mua.

3. Mức phí cụ thể

Để tính mức phí cụ thể, Nghị định 23 hướng dẫn: 

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm được xác định bằng Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) Tỷ lệ phí bảo hiểm. 

Khoản 9, Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm mỗi năm đối với nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) là 0.05%, nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) là 0.1%. số tiền bảo hiểm tối thiểu (mức phí bảo hiểm này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

  •  2101
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…