DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Án Dân sự xử sao cũng được – nay án phí tính sao cũng được.

Án Dân sự xử sao cũng được – nay án phí tính sao cũng được.


Cách tính án phí chuyện đơn giản nhưng thực tế không hề đơn giản, phải chăng do Pháp luật Việt Nam luôn ở ngã 3 đường. Thẩm phán muốn tính sao là tùy ý, dù có thiệt hại cho nhà nước cũng chẳng sao!


Dưới đây là câu chuyện có thật, rất mong nhận sự đóng góp của những người am hiểu luật!


Nội dung vụ kiện như sau:


Bà A, bà B và bà C cùng nhau hùn vốn mua 01 mảnh đất với diện tích là 520m2, với tỉ lệ góp vốn như nhau.


Sau đó cả 3 cùng thỏa thuận giao cho bà C đứng tên xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  sau đó bà C xin hợp thức hóa và thực tế 250m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn 270m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Tuy nhiên sau đó bà C không chịu bán để chia lại phần hùn vốn cho 3 bà A và bà B, vì cho rằng đất trên là của mình bà C.


Tháng 7 năm 2009 bà A khởi kiện bà C ra tòa yêu cầu thanh tóan 1/3 giá trị phần hùn trước đây, trong đó bà B là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Với giá trị tạm tính mỗi phần hhùn là 200.000.000 đồng


Tòa án ra thong báo tạm ứng án phí yêu cầu bà A đóng số tiền tạm ứng án phí là 5.000.000 đồng.


Trong quá trình giải quyết do nhận thấy yêu cầu của bà B là yêu cầu độc lập nên tòa án cũng buộc bà B đóng tiền tạm ứng án phí là 5.000.000 đồng.


Tháng 9 năm 2010 Tòa án cấp sơ thẩm đưa vụ kiện ra xét xử, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và người liên quan, tuyên buộc bà C có trách nhiệm thanh tóan cho bà A và bà B mỗi người tương đương 1/3 giá trị thửa đất là 300.000.000 đồng (theo giá định giá là 900.000.000 đồng cho tòan bộ thửa đất – số liệu trên đã được làm tròn)


Ngoài ra để đảm bảo việc thi hành án Tòa còn tuyên giao thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận cho bà C tự bán để thanh toán lại cho bà A và bà B, còn thửa đất 270m2 giao cho bà B đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó bán và chia làm 3 cho bà A và bà C.


Do yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận nên tòa án buộc bà C đóng tiền án phí là 15.000.000 đồng (trên số tiền thua kiện 300.000.000 đồng)


Ngay sau đó bà C kháng cáo, tòa buộc bà C đóng 200.000 tiền TƯAP kháng cáo theo pháp lệnh án phí.


Viện kiểm sát sơ thẩm kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà C phải chịu luôn phần án phí đối với yêu cầu độc lập của bà B.


Sau nhiều lần hõan phiên tòa, ngày 02 tháng 03 năm 2011 TAND TP.HCM đưa vụ kiện ra xét xử, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Chí Cao


Tại phiên tòa


  1. * Phía bị đơn không cung cấp thêm chứng cứ mới, tuy nhiên bị đơn xin thay đổi 01 phần yêu cầu như sau:

-          Không đồng ý nhận thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận mang tên mình (cấp sở thẩm đã giao cho C)


-          Yêu cầu Tòa án chấp nhận yêu cầu về chi phí C đã bỏ ra (là 9.000.000 đồng) để hợp thức hóa thửa đất có diện tích 250m2 và đề nghị A hoặc B nếu nhận thì trả lại cho C 6.00.000 đồng chi phí hợp thức hóa


-          Xin tiếp tục đứng ra hợp thức hóa thửa đất 270m2 chưa cấp giấy (cấp sở thẩm đã giao cho B) để sau này sau khi hợp thứa hóa xong sẽ bán và chia cho nguyên đơn và người liên quan.


  1. * Đại diện bà A và B đồng ý nhận thửa đất 250m2 mang tên C để bán và chia cho C, còn thửa đất 270m2 thì yêu cầu tòa án giữ nguyên như cấp sơ thẩm, không đồng ý để cho C đứng ra hợp thức hóa vì cho rằng C đứng tên sẽ tiếp tục gây khó khăn trong việc thi hành án sau này.

Đồng thời yêu cầu nếu Tòa chấp thuận giao tòan bộ 2 thừa đất trên thì A và B đồng ý nhận tòan bộ và giao lại 1/3 giá trị 2 thửa đất trên cho C ngay khi án có hiệu lực.


  1. * Viện kiểm sát cấp phúc thẩm tham gia đồng ý quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm về việc tuyên buộc bà C phải có nghĩa vụ thanh tóan cho A và B, và đồng ý với quan điểm VKS cấp sơ thẩm về việc buộc bà C phải chịu luôn phần án phí đối với yêu cầu của người lien quan là bà B vì yêu cầu bà B cũng được chấp thuận.


Kết thúc tranh luận, sau khi nghị án thư ký lại tiếp tục thông báo hoãn chờ ngày tuyên án.


Ngày 09 tháng 03 năm 2011 ông Nguyễn Chí Cao đã tuyên án với nội dung như sau:


    1. 1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận yêu cầu của người   có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tuyên buộc bà C có trách nhiệm thanh tóan cho bà A, B 1/3 giá trị lô đất.


  1. 2. Chấp nhận thỏa thuận của các đương sự về việc giao thửa đất 250m2 mang tên bà C cho bà A và bà B quản lý để bán và giao lại cho bà C 1/3 giá trị tương đương 150.000.000 đồng và 6.000.000 chi phí thực hiện việc xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mà C đã bỏ ra trước đây.


- Chấp nhận yêu cầu bà C về việc giao cho bà C được quyền lien hệ cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất có diện tích 270m2, sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà C có trách nhiệm bán và thanh toán cho bà A và bà B mỗi người 1/3 giá trị, nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện bằng 01 vụ kiện khác


  1. 3. Chấp nhận kháng nghị của VKS về việc buộc các bên phải có trách nhiệm chịu án phí tương ứng giá trị tài sản nhận được (đây là điều mà VKS không hề nói)


  1. 4. Căn cứ nghị định 70/CP về án phí và …….tuyên Hoàn trả cho bà C 200.000 tiền TƯAP kháng cáo
    1. Buộc bà A, B, C mỗi người cùng chịu án phí tương ứng giá trị tài sản nhận được là 7.000.000 đồng (100.000.000 X 5% + 50.000.000 X 4%)


Rất mong quý luật sư, những người quan tâm pháp luật bình luận để hiểu hơn luật Việt Nam và thực trạng xét xử, cách phán quyết của thẩm phán Nguyễn Chí Cao đối với những vấn đề sau:


  1. 1. Tại sao lời nói của đương sự tại Tòa và tại bản án khác nhau? Phải chăng đó là chủ ý của thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nhằm có lợi cho đương sự - C!
  2. 2. Tại sao lời trình bày của VKS tại phiên tòa và trong bản án hòan tòan khác nhau? Phải chăng kiểm sát tham gia phiên tòa chỉ là …
  3. 3. Tại sao án sơ thẩm giải quyết án phí trên cơ sở pháp lệnh án phí, mà cấp phúc thẩm xem xét giải quyết trên cơ sở nghị định 70/CP đã hết hiệu lực vào thời điểm khởi kiện.
  4. 4. Tại sao người đi kiên đòi tiền góp vốn, dù thắng kiện vẫn phải chịu án phí? Phải chăng luật chỉ là luật, còn phán quyết là do ý chí của chính thẩm phán xét xử!
  5. 5. Tại sao đương sự khởi kiện, tài sản tranh chấp là 900.000.000 đồng, bị đơn thua kiện phải thanh tóan cho nguyên đơn và bị đơn tương ứng mỗi người là 300.000.000 đồng. Tại sao khi tính án phí Tòa án chỉ tính trên cơ sở là 450.000.000 đồng? Nếu thẩm phán tính sai, thiệt hại cho nhà nước ai gánh chịu?

    1. 6. Tòa án ra phán quyết C được đi hợp thức hóa, sau đó bán chia cho A và B tương ứng 1/3 giá trị, nếu các bên không thỏa thuận được thì khởi kiện bằng vụ kiện khác! Phải chăng gây khó khăn cho đương sự, buộc đương sự phải tiếp tục khởi kiện bằng vụ kiện khác! Tại sao Tòa không tuyên nếu C không thực hiện thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành giải quyết.


Tại sao tôi đưa vụ kiện này lên, bởi tôi thiết nghĩ đây là trang Web được rất nhiều người làm trong ngành luật quan tâm, hy vọng tôi sẽ nhận được các bài bình luận bổ ích để bản thân có thêm kinh nghiệm, cũng như hiểu hơn thực trạng luật lệ nước ta hiện nay.


 

  •  15298
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…