DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

8 điều cần lưu ý về việc đào tạo, sát hạch Giấy phép lái xe

>>> Hướng dẫn mới về thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe

>>> Hướng dẫn mới về thủ cấp đổi Giấy phép lái xe sang thẻ PET

>>> Thủ tục khám sức khỏe cấp bằng lái xe mới nhất

Từ 01/01/2016, việc đào tạo, sát hạch Giấy phép lái xe (GPLX) được thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.

So với các quy định trước đây thì việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX có phần mở rộng hơn cho các loại GPLX như loại GPLX hạng B1 số tự động, GPLX hạng FC…

đào tạo, sát hạch GPLX

Sau đây là một số lưu ý về quy định mới trong việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX:

1. Điều kiện đối với người học lái xe nâng hạng

Ngoài các điều kiện về quốc tịch, độ tuổi, trình độ văn hóa như trước đây, thì quy định mới bổ sung điều kiện với người học lái xe nâng hạng:

- Người học lái xe nâng hạng GPLX có thể học trước nhưng chỉ được dự thi sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

- Người học lái xe nâng hạng GPLX từ hạng B1 (số tự động) lên B1 phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

- Người học lái xe nâng hạng C, D, E lên FC phải thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý: bỏ quy định nâng hạng C lên hạng F

2. Hình thức đào tạo

Đối với các loại GPLX hạng A1, A2, A3, A4, B1, người học được quyền lựa chọn tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra.

3. Hồ sơ của người học lái xe nâng hạng

Về thành phần hồ sơ, không thay đổi so với trước, tuy nhiên, đối với bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hay bằng cấp tương đương không cần phải chứng thực, khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch phải xuất trình bản chính.

4. Thời gian đào tạo lái xe

a. Hạng A3, A4

Rút ngăn thời gian đào tạo lái xe hạng A3, A4 từ 112 giờ xuống còn 80 giờ, trong đó gồm 40 giờ thực hành và 40 giờ lý thuyết.

Phần học lý thuyết:

- Pháp luật giao thông đường bộ: 28 giờ. (trước là 32 giờ), trong đó, 24 giờ học lý thuyết và 4 giờ học thực hành.

- Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 4 giờ. (trước là 12 giờ)

Các môn học còn lại vẫn giữ thời lượng đào tạo như trước.

Phần học thực hành: giảm từ 60 giờ xuống còn 40 giờ.

Tổng số ngày học là 10 ngày (thay vì trước đây là 14 ngày).

b. Hạng B1, B2, C

Đối với hạng B1 loại xe số cơ khí vẫn giữ nguyên quy định về thời gian đào tạo như trước đây, đối với hạng B1 loại xe số tự động là 476 giờ, trong đó 136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành.

Lưu ý: đối với hạng B1, B2, học viên có thể tự học môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường, môn Nghiệp vụ vận tải, nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra.

Không giới hạn số bài thi thực hành đối các hạng này.

Số giờ học lý thuyết và thực hành không đổi, riêng đối với hạng B1 sử dụng xe số tự động có số giờ học thực hành là 340 giờ. Vì thế, số giờ ôn và kiểm tra kết thúc đối với xe số tự động hạng B1 là 03 giờ.

5. Thời gian đào tạo nâng hạng GPLX

Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ, trong đó toàn bộ thời gian này để học thực hành.

Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ gồm 48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành.

Các trường hợp nâng hạng còn lại vẫn giữ nguyên.

Lưu ý: Không giới hạn số bài thi thực hành đối với việc sát hạch nâng hạng này.

6. Hồ sơ dự thi sát hạch với trường hợp mất GPLX

Thành phần hồ sơ dự thi không cần phải có Giấy chứng nhận sức khỏe, như vậy, trường hợp dự thi sát hạch khi mất GPLX, cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu (file đính kèm)

- Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Lưu ý: Bãi bỏ quy định cho phép dự thi sát hạch lại do bị tước quyền sử dụng GPLX không thời hạn.

7. Sát hạch lái xe

Sát hạch lý thuyết

Hạng A1: ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy vi tính, các địa bàn còn lại có thể thực hiện trên giấy hay máy tính, phòng sát hạch lý thuyết có gắn camera giám sát.

Hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F thực hiện trên máy vi tính, phòng sát hạch lý thuyết có gắn camera giám sát.

Sát hạch thực hành

Hạng A1, A2 ở các đô thị loại 3 trở lên tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động.

Hạng F: thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện thuộc trung tâm sát hạch lái xe.

Hạng B1, B2, C, D, E thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch. Trường hợp sát hạch trên đường phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe.

8. Sử dụng và quản lý GPLX

- Mỗi người được cấp duy nhất 01 số quản lý giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

- Mỗi người được cấp 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không thời hạn (hạng A1, A2, A3) và 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET có thời hạn (hạng A4, B1, B2, C, D, E và F).

- Người đã có GPLX tích hợp của GPLX có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách GPLX thì làm thủ tục tách GPLX theo quy định.

- Khi đổi, cấp lại, cấp GPLX nâng hạng, cơ quan cấp GPLX cắt góc GPLX cũ và giao cho người lái xe bảo quản.

- Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động không được lái loại xe ô tô số cơ khí (số sàn); nếu có nhu cầu lái xe ô tô số cơ khí, phải học bổ sung và sát hạch nội dung thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe hạng B1.

  •  4969
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…