DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

Là vấn đề khá phổ biến, tôi có thể phân loại thành 03 trường hợp thường xuyên xảy ra để các bạn dễ hình dung

1. Trong các vụ án tranh chấp về thừa kế

Ví dụ về trường hợp tài sản thừa kế là Bất động sản

Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

 Điều 102 BLDS 2015 quy định Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212:

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác

Mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng nếu  không có công sức nuôi dưỡng, không có công sức quản lý, cải tạo đất nên không được hưởng quyền gì đối với  tài sản đó

2. trong các vụ án Hôn nhân gia đình

Luật Hôn nhân gia định 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2, Điều 59: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.

“Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. (Khoản 1 Điều 61)

 Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

3.  trong các vụ án khác.

 Đối với các vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ thì nếu chấp nhận yêu cầu của chủ nhà thì ngoài việc chủ nhà phải thanh toán cho người ở nhờ tiền chi phí sửa sang nhà (nếu có việc sửa nhà và người cho ở nhờ không phản đối và hợp đồng cho ở nhờ không quy định) thì chủ nhà còn phải trả cho người ở nhờ khoản tiền công sức bảo quản, duy trì nhà ở (nếu có).

Trong các vụ án đòi tài sản khác thì nếu người quản lý tài sản có công sức thì chủ sở hữu của tài sản cũng phải có trách nhiệm thanh toán cho người đang quản lý tài sản. (Nguồn tham khảo: Luật Dương Gia)

Việc tính công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây:

Một là, trước hết phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản; Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

Hai là: Giá trị của tài sản cũng là một tiêu chí để xem xét công sức cho người quản lý tài sản: Tài sản càng có giá trị cao thì trách nhiệm của người quản lý tài sản càng lớn. Công sức quản lý tài sản có giá trị cao phải cao hơn công sức quản lý tài sản có giá trị thấp (nếu cùng phải chi phí thời gian, sức lực…).

Ba là: Quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều… phải được xem xét công sức cao hơn quản lý tài sản không yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc tốn ít thời gian…

  •  52755
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

7 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…